Phi Cầu Sài xứ Thanh - đặc sản ngon và quý hiếm

Phi có ở nhiều nơi, nhưng chỉ Phi Cầu Sài xứ Thanh, mới được xem là sơn hào hải vị để dâng vua. Con Phi vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Nó trông giống con trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn. Con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột phi dày trắng ngần, có hai tua dài. Đây là món đặc sản quý hiếm, vì ngoài vùng cầu Sài ra, không nơi nào trong cả nước, có loài phi như thế. Khi ăn, mùi vị chẳng khác gì con Trai biển. Có thể chế biến phi Cầu Sài thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo. Nhưng thông thường là nấu canh và rán. Những đặc sản ngon và quý hiếm của một địa phương thì nó chỉ ngon ở ngay chính vùng đất ấy.

Phi có ở nhiều nơi, nhưng chỉ Phi Cầu Sài xứ Thanh, mới được xem là sơn hào hải vị để dâng vua.

Con Phi vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Nó trông giống con trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn. Con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột phi dày trắng ngần, có hai tua dài. Đây là món đặc sản quý hiếm, vì ngoài vùng cầu Sài ra, không nơi nào trong cả nước, có loài phi như thế. Khi ăn, mùi vị chẳng khác gì con Trai biển. Có thể chế biến phi Cầu Sài thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo. Nhưng thông thường là nấu canh và rán. Những đặc sản ngon và quý hiếm của một địa phương thì nó chỉ ngon ở ngay chính vùng đất ấy.


 
Nhưng chỉ có phi Cầu Sài, ở đoạn sông Trà giang từ Văn Lộc chảy qua Cầu Sài nối liền hai xã Thuần Lộc (Hậu Lộc) và Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa) là Phi ngon nổi tiếng nhất, mới được đem tiến vua.

Bắt phi là một công việc khó nhọc và vất vả. Nước đoạn sông cầu Sài thường sâu. Đáy sông cát lẫn bùn là môi trường tốt cho phi sinh trưởng. Người bắt phi làm sẵn một gậy bằng thân cây cau chẻ ra, dài khoảng gần 2m, thuôn nhỏ dần và nhọn về cuối gậy. Bọc đầu gậy bằng sắt mỏng. Người bắt phi căn từng ô vuông, rồi xọc nhẹ gậy. Khi cảm nhận sự va chạm từ dưới đầu gậy, ấy là đã đụng vào con phi; liền hụp xuống nước lần theo gậy moi bùn cát từ 30 đến 50 cm là bắt được phi. Phải rất cẩn trọng nhẹ nhàng, vì vỏ phi mỏng và sắc như lưỡi dao. Làm vỡ vỏ phi, đem bán chẳng ai mua.
 
Bởi thế giá phi rất đắt, bấy giờ người thu nhập trung bình ít khi mua ăn. Nhà có người ốm mới mua về ăn cho lại sức. Cách ăn phi hết sức đơn giản mà lại ngon tuyệt vời.

Ngâm phi trong nước muối nhạt, để phi nhả hết cát. Phi làm sống mới giữ được hương vị đặc trưng. Dùng mũi dao nhọn tách con phi ra khỏi vỏ, hứng lấy nước từ ruột phi chảy ra, để một lát cho cát lắng xuống, rồi chắt lấy nước trong cho vào nồi; thêm một lượng nước vừa đủ để nấu canh. Chuẩn bị sẵn hành tươi thái khúc, mươi cái lá chanh bánh tẻ rửa sạch thái chỉ. Đun nước sôi lên, nêm một lượng muối vừa đủ (thời bấy giờ không có mì chính). Thả ruột phi vào khoắng đều, đến khi sôi bùng lên phải bắc ra ngay; cho hành và lá chanh vào. Ta có một bát canh phi với mùi vị đặc trưng.
 
Món Phi rán cũng làm sống, ướp gia vị rồi tẩm bột. Mỡ sôi già thả vào, lăn qua lăn lại, bột vừa chín phải gắp ra ngay. Phi rán ăn với các loại rau thơm chấm nước mắm gừng, tiêu, tỏi, ớt.
 
Ăn phi dù rán hay nấu canh, phải ăn tái mới hưởng thụ được hương vị tự nhiên vốn có của con phi. Giống như kiểu ta ăn sò huyết nướng vậy. Khi nhai, ta cảm được sự ròn sừn sựt, vị ngọt thấm dần từ đầu môi chót lưỡi đến cổ họng, đi đến đâu biết đến đó; dân nghiền chiêu thêm một ngụm rượu nút lá chuối, thật là thỏa sự đời. Phi nấu chín quá sẽ teo tóp và dai, mất cả hượng vị. Ai đã được ăn phi cầu Sài, dù chỉ một lần thôi, suốt đời không thể quên được hương vị của nó.

Cháo Phi bổ dưỡng và lành, nhất là đối với người sau khi vừa ốm dậy. Người già và trẻ em ăn phi rất tốt, công hiệu đối với người mắc bệnh ra mồ hôi trộm.
 
Phi cầu Sài là món ngon quê nhà, người ven sông Trà: Duy tinh - Chợ Phủ, đã một thời có được sự may mắn thưởng thức hương vị đặc trưng của phi tiến vua. Món phi ấy lại do chính bàn tay của những cô gái ven sông Trà giang chế biến, mới ngon làm sao. Nếu có cơ hội đến vùng đất này, bạn hãy thử những món từ Phi Cầu Sài, chắc chắn nó sẽ khiến bạn nhớ mãi.
 

Bình luận của bạn