Ruốc tháng sáu - sản vật quý hiếm của Quảng Bình
Con ruốc thuộc loại nhuyễn thể. “Ruốc tháng sáu” ở vùng cửa biển Nhật Lệ là ngon nhất nên người ta mới có câu nói: “Ruốc tháng sáu là máu rồng”. Đây là một cách nói ẩn dụ chỉ sự quý hiếm của ruốc tháng sáu, bởi ít khi ruốc tràn về trong tháng sáu, mà ruốc vào thời gian này là thơm ngon nhất. Ruốc tháng sáu làm ra đỏ như máu rồng nên không chỉ ngon quý về chất, mà còn đẹp về màu sắc.
Ở Quảng Bình có con ruốc rất ngon và độc đáo, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Người miền Bắc thường gọi con ruốc là con moi, còn người trong Nam thì lại gọi là con khuyếc. Con ruốc thuộc loại nhuyễn thể. “Ruốc tháng sáu” ở vùng cửa biển Nhật Lệ là ngon nhất nên người ta mới có câu nói: “Ruốc tháng sáu là máu rồng”. Đây là một cách nói ẩn dụ chỉ sự quý hiếm của ruốc tháng sáu, bởi ít khi ruốc tràn về trong tháng sáu, mà ruốc vào thời gian này là thơm ngon nhất. Ruốc tháng sáu làm ra đỏ như máu rồng nên không chỉ ngon quý về chất, mà còn đẹp về màu sắc.
Đặc biệt đối với ngư dân Đồng Hới, cứ năm nào tháng sáu có ruốc thì năm đó được mùa cá, nhất là loại cá dùng làm nước mắm tuyệt vời mang tên “cá nục mộng”. Tùy theo luồng ruốc đi trên biển mà ngư dân có các loại lưới để đánh bắt phù hợp. Ví dụ: ruốc đánh bắt từ mành dã thì gọi là ruốc dã (hay giạ), ruốc đánh bắt từ kéo lưới bằng cách đi bộ dọc ven bờ thì gọi là ruốc kéo, ruốc đánh bắt bằng cách lặn xuống đáy biển dùng lưới nhỏ mà vớt thì được gọi là ruốc lặn, còn loại ruốc đánh bắt từ loại vó ở ngoài khơi gọi là ruốc “te”.
Mâm cơm xứ Quảng với món ruốc khô
Ruốc tươi thường được chế biến ra thành ruốc ăn, hay gọi là ruốc quết, qua những công đoạn đơn giản. Người ta muối ruốc vào vại, chum bằng muối mặn thì ruốc để được lâu, khỏi sợ hỏng; còn nếu muốn ăn vội thì chỉ cho muối nhạt thì ruốc sẽ ngon và ngọt hơn, tuy nhiên thời gian bảo quản sẽ ngắn. Khi muối xong,người ta để vại một đêm hoặc một buổi, rồi đem vắt kiệt con ruốc thành bột vo tròn như bã bột sắn.
Với xác ruốc vắt được xát nhỏ ra nong, nia rồi phơi khô, phơi cả nước ruốc vắt được. Tuy nhiên, người làm cần chú ý sao cho sạch cát. Vì vậy trước khi vắt ruốc muối thành nắm để phơi, thường người ta sẽ chao cho sạch cát rồi mới vắt. Đồng thời với nước ruốc đã gạn, thì lọc hết cát, vừa phơi vừa giữ tránh bụi bặm. Người dân nơi đây còn dùng kính đậy giúp xác ruốc phơi được sạch sẽ, lại giúp tăng độ nhiệt.
Ruốc phơi khô lại bỏ vào các vại nước ruốc, khuấy đều rồi tiếp tục phơi nắng. Sáng sớm hàng ngày thì đảo một lần đến khi ruốc dậy mùi thơm là ăn được. Ruốc nhạt thường được dùng như thức ăn ngay mà không cần nấu nướng, còn ruốc mặn thì có thể để hàng năm, dùng thay bột ngọt trong nấu nướng cũng rất ngon.
Mua ruốc Quảng Bình ở đâu?
Các bạn có thể tìm mua ruốc ở các chợ lớn của Quảng Bình như chợ Đồng Hới, chợ Bắc Lý, chợ Ga, chợ Hoàn Lão, chợ Ba Đồn, chợ Tréo, chợ Quán Hàu… Các sản phẩm từ ruốc rất ngon, tiêu biểu như ruốc khô (con moi khô), mắm ruốc. Các bạn lưu ý là mắm ruốc sẽ không được mang lên máy bay, vì vậy trước khi mua các bạn hãy cân nhắc nhé.