Săn quái vật của mùa màng

Mỗi năm tới mùa nước nổi, nông dân vùng Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) sống khỏe bằng nghề bắt chuột, ốc bươu vàng. Nhờ nghề “độc” này không chỉ giúp nông dân có thêm thu nhập mà góp phần tiêu diệt loài động vật phá hoại mùa màng.

Mỗi năm tới mùa nước nổi, nông dân vùng Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) sống khỏe bằng nghề bắt chuột, ốc bươu vàng. Nhờ nghề “độc” này không chỉ giúp nông dân có thêm thu nhập mà góp phần tiêu diệt loài động vật phá hoại mùa màng.

Hơn 1 tháng nay ngày nào vợ chồng ông Đỗ Văn Nhớ, ngụ ấp 10 (Vị Thắng, Vị Thủy, Hậu Giang) cũng ra cánh đồng bắt ốc bươu vàng rồi đem về luộc lấy thịt bán cho thương lái.

alt

Ông Nhớ cho biết: “Vùng đất này không làm lúa vụ 3 nên để nước tràn đồng tạo điều kiện cho ốc bươu vàng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Ốc bươu vàng nhiều nên nhà nào cũng bắt đem về bán cho thương lái kiếm được từ 150 đến 200 ngàn đồng/ngày nên cũng sống khỏe”.

Theo ông Nhớ, nông dân chỉ cần cầm cây vợt lội ngoài đồng vớt ốc nổi trên mặt nước có thể kiếm hàng trăm kg ốc mỗi ngày. Sau khi bắt ốc sẽ đem về luộc lấy thịt bán với giá 11 ngàn đồng/kg. Trung bình 10 kg ốc còn nguyên vỏ luộc lấy được khoảng 2,5 kg thịt.

Nhờ vào loài phá hoại mùa màng này đã tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Bởi vì việc bắt ốc, lể ốc lấy thịt khá nhẹ nhàng từ người già đến trẻ con đều làm được. Lão nông Nguyễn Văn Kiếm, ngụ ấp 11, xã Vị Thắng cho biết: “Nghề này người lớn có thể dùng đèn đi bắt ốc vào ban đêm còn trẻ nhỏ bắt vào ban ngày rồi đem về nhà luộc, lể ra lấy thịt tới chiều là có thương lái tới tận nhà mua nên người dân đều có việc làm suốt ngày đêm. 

Việc bắt ốc bươu vàng giúp nông dân không chỉ có thêm thu nhập trong mùa nước nổi mà tới vụ lúa đông xuân cũng đỡ tốn tiền mua thuốc diệt ốc”. Trước đây khi thương lái chưa thu mua thịt ốc bươu vàng thì nhiều nông dân bắt ốc về luộc lấy phần thịt cho cá lóc, cá tra ăn trong mùa nước nổi. Bây giờ, thịt ốc có giá nên người dân chủ yếu bán cho thương lái để làm thực phẩm.

Nghề bắt ốc bươu vàng tuy chỉ giúp cải thiện cuộc sống, có thêm thu nhập trong mùa nước nổi nhưng cũng là lợi ích “kép” để nông dân bảo vệ mùa màng. Đây cũng là nghề thuộc hàng “độc” của cư dân miền sông nước Cửu Long.

VnCharm

Theo VnExpress

Bình luận của bạn