Về Bình Định thưởng thức lòng cá chẻm
Lòng cá chẻm thường được chế biến xào với hành củ, khi ăn cảm nhận được cái bùi và ngọt của gan cá; mỡ cá thì béo ngậy; dạ dày thì giòn giòn, dai dai nhai kỹ lại thấy deo dẻo rồi cái mùi hăng hăng cay cay của củ hành, uống ly rượu Bầu Đá cay nồng dường như lấn át đi hết cái mùi tanh để món ăn tăng thêm vị đậm đà.
Cá chẻm có thân dài hao hao như con cá chép nhưng miệng lại rộng hoác. Nó rất khỏe và chỉ ăn mồi là những loài thủy sinh nhỏ, thấy con mồi lượn ngang qua là nó phóng tới há miệng đớp ngay. Sau tết Trung thu chừng 15-20 ngày, khi nước lũ trên nguồn đổ xuống, là bắt đầu vào mùa chẻm. Lúc này cá chẽm kéo từng đàn từ biển về cửa sông để chuẩn bị cho mùa sinh sản, vì thế, nó còn được gọi là cá vượt. Để bắt cá chẻm thường người ta dùng lưới hoặc câu. Để câu được chúng người đi câu không cần chỉ cần biết cá chẻm đớp mồi là giật nhẹ cho lưỡi dính vào miệng cá, nới sợi dây câu cho cá chạy quanh quanh cho đến khi mệt rồi, nằm phơi cái bụng trắng như bạc. Cá chẻm có thể chế biến thành những món ăn ngon như hấp, nấu cháo, kho với chuối khế...nhưng có lẻ phần ngon nhất của cá chẻm không phải những miếng thịt cá mềm mại, ngon béo mà chính là ở bộ lòng cá. Ấy thế mà lòng cá lại quý hơn cả thịt cá. Người ta đã ví: "Nhất da cá mú bông, nhì lòng cá chẻm” là chuyện không phải đùa.
Khi chế biến, người ta dùng lòng cá chẻm thường xào với hành củ, khi ăn cảm nhận được cái bùi và ngọt của gan cá; mỡ cá thì béo ngậy; dạ dày thì giòn giòn, dai dai nhai kỹ lại thấy deo dẻo rồi cái mùi hăng hăng cay cay của củ hành, uống ly rượu Bầu Đá cay nồng dường như lấn át đi hết cái mùi tanh để món ăn tăng thêm vị đậm đà. Cái món ngon để đời của lòng cá chẻm của người Bình Định khiến người dân nơi đây có câu: “Chưa ăn lòng cá chẻm tươi Xuôi tay nhẩm tính vị đời đủ chưa?” Không biết món lòng cá chẻm ngon như thế nào bởi theo nghĩa này nhiều người trong chúng ta chưa có dịp được thưởng thức món này thì chưa có thể nói là người sành ăn!