Dưa hấu Hắc mỹ nhân – “cứu tinh” của đất bạc màu

Ông Trần Hữu Duyệt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Xuyên, cho biết sau nhiều năm thất bại trong việc đưa các giống cây trồng như lạc, ớt cay, rau màu vào sản xuất tại vùng đất cát bạc màu ở các xã vùng ven biển, đến nay dưa hấu Hắc mỹ nhân đã trở thành giống cây “cứu tinh” cho nông dân 10 xã vùng ven biển.

Các hộ nông dân ven biển huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trồng thử nghiệm giống dưa hấu Hắc mỹ nhân trên đất cát bạc màu đã có thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng/năm.

Do quá trình khai thác quặng titan gây ra tình trạng sa mạc hóa nên gần chục năm nay, hàng trăm hecta đất cát bạc màu ở 10 xã ven biển huyện Cẩm Xuyên bị bỏ hoang, trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất.

Nhưng từ khi đưa giống dưa hấu Hắc mỹ nhân vào trồng thử nghiệm, nông dân ở đây đã tìm ra giống cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao.

alt

Đầu năm 2010, Trung tâm Chuyển giao khoa học công nghệ huyện Cẩm Xuyên xây dựng mô hình sản xuất giống dưa hấu Hắc mỹ nhân với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu á (ADB). Dự án được triển khai tại xã Cẩm Hòa trên diện tích 3ha.

Ông Võ Tá Xà, Giám đốc Trung tâm, cho biết dù trồng trên đất bạc màu, đất bị sa mạc hóa nhưng giống dưa này vẫn cho hiệu quả kinh tế cao.

Dưa hấu Hắc mỹ nhân có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 55-60 ngày, năng suất bình quân 28-30 tấn/ha, với giá bán tại ruộng 4.000-5.000 đồng/kg, nông dân cầm chắc thu nhập 90-120 triệu đồng/ha/vụ.

Cũng theo ông Xà, giống dưa hấu này có khả năng sinh trưởng tốt, kháng bệnh cao, quả to đẹp, độ đồng đều cao, vỏ mỏng, trọng lượng trung bình 3,5-4,5 kg/quả, có vị ngọt đậm nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Trần Hữu Duyệt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Xuyên, cho biết sau nhiều năm thất bại trong việc đưa các giống cây trồng như lạc, ớt cay, rau màu vào sản xuất tại vùng đất cát bạc màu ở các xã vùng ven biển, đến nay dưa hấu Hắc mỹ nhân đã trở thành giống cây “cứu tinh” cho nông dân 10 xã vùng ven biển.

Với mức thu nhập lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng/năm, trồng giống dưa này hấp dẫn hơn nhiều so với trồng khoai, lạc.

Để xây dựng giống dưa hấu Hắc mỹ nhân trở thành cây trồng chủ lực, địa phương đang cố gắng tìm kiếm nguồn đầu tư từ các dự án phát triển nông nghiệp để hỗ trợ nông dân, đồng thời liên hệ với các hợp tác xã, nhà hàng, chợ đầu mối tìm đầu ra cho sản phẩm.

VnCharm

Nguồn

www.vietnamplus.vn/Dua-hau-Hac-my-nhan--cuu-tinh-cua-dat-bac-mau

Bình luận của bạn