Hồi sinh những vườn cam mật Phong Điền

Thời hoàng kim của cam mật Phong Điền khoảng năm 1985-1992, nông dân làm ra bao nhiêu đều được các thương lái đến tận các nhà vườn thu mua với giá cả khá cao, chuyên chở đi TP Hồ Chí Minh, Cái Bè, Mỹ Tho (Tiền Giang) tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Thum ở Rạch Nóp (nơi trồng cam mật nổi tiếng nhất nhì của Phong Điền), thuộc ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, cho biết: “Ở Rạch Nóp, trồng cam mật đã trở thành truyền thống ba, bốn đời nay. Cây cam mật cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều người đã chuyển đất ruộng thành đất vườn trồng cam mật, nhiều người ở Rạch Nóp đã cất được nhà tường khang trang nhờ cam mật...”.

Cam mật Phong Điền đã có một thời khá nổi tiếng và được tiêu thụ mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương trong nước. Những năm 90, hàng loạt vườn cam mật Phong Điền bị tàn phá bởi bệnh vàng lá gân xanh. Những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở Phong Điền đã khôi phục lại vườn cam mật. Không chỉ có nông dân, chính quyền địa phương, các nhà khoa học cũng tỏ rõ quyết tâm khôi phục lại thương hiệu cho cam mật Phong Điền.

Thời hoàng kim của cam mật Phong Điền khoảng năm 1985-1992, nông dân làm ra bao nhiêu đều được các thương lái đến tận các nhà vườn thu mua với giá cả khá cao, chuyên chở đi TP Hồ Chí Minh, Cái Bè, Mỹ Tho (Tiền Giang) tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Thum ở Rạch Nóp (nơi trồng cam mật nổi tiếng nhất nhì của Phong Điền), thuộc ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, cho biết: “Ở Rạch Nóp, trồng cam mật đã trở thành truyền thống ba, bốn đời nay. Cây cam mật cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều người đã chuyển đất ruộng thành đất vườn trồng cam mật, nhiều người ở Rạch Nóp đã cất được nhà tường khang trang nhờ cam mật...”.

alt

Thế rồi, bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt bắt đầu xuất hiện, tàn phá nặng nề các vườn cam mật ở Phong Điền. Cây cam mật cho trái giảm và chất lượng kém hơn trước, nghiêm trọng hơn bệnh đã gây hại chết cây ở nhiều vườn... Nhiều nhà vườn, sau một thời gian tìm đủ phương cách chữa trị nhưng không hiệu quả, đâm ra chán nản không tận tâm, tận lực chăm sóc vườn cam. Sản lượng và chất lượng cam mật Phong Điền ngày càng giảm. Ông Nguyễn Thanh Xuân ở xã Nhơn Ái, Phong Điền, cho biết: “Năm 1990, tôi trồng 7.000m2 cam mật. Sau khi vườn cam cho trái chiếng 1-2 năm đầu, đến năm 1995 vườn cam bắt đầu bị bệnh vàng lá gân xanh, đến năm 1999 bệnh đã làm vườn cam chết phân nửa, tôi đốn bỏ cam mật”.

Từ năm 2003, nhiều nhà vườn ở Phong Điền đã khôi phục lại vườn cam mật. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 1.800 ha cam mật, chủ yếu là tập trung ở xã Nhơn Ái và Trường Long. Theo Phòng Kinh tế huyện Phong Điền, đến nay đã có khoảng 1.000 ha diện tích cam mật trong toàn huyện được nhà vườn khôi phục lại, chủ yếu là vườn cũ chăm sóc lại và chỉ có hơn 100 ha trồng mới từ năm 2004 đến nay.

Vườn cam mật của ông Phạm Văn Cơ cũng bị bệnh vàng lá gân xanh. Để khắc phục bệnh, ông Cơ đã đốn bỏ những cây bệnh thay vào đó trồng mới cây con giặm lại, nhưng vườn cam vẫn bị bệnh. Mãi đến năm 2003, thấy tình hình bệnh vàng lá gân xanh có dấu hiệu giảm, ông Cơ mới tập trung chăm sóc vườn cam trở lại tốt hơn. Năm 2004 vừa qua, từ vườn cam 8.000m2 của mình, ông thu hoạch được 14 tấn cam, bán được gần 30 triệu đồng.

Để hỗ trợ nông dân, UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo cho Phòng Kinh tế huyện thực hiện các giải pháp khôi phục 2.000 ha cam mật. Từ đầu năm đến nay, Phòng Kinh tế huyện Phong Điền đã kết hợp với Chi cục Bảo vệ Thực vật TP Cần Thơ mở một lớp IPM trên cây có múi, chủ yếu là thực hiện biện pháp canh tác tổng hợp phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh trên cam mật. Lớp IPM này có 40 nông dân tham gia. Đồng thời, Phòng Kinh tế sẽ trợ giá 60% cây giống cho một số hộ nông dân khó khăn, một số câu lạc bộ, hợp tác xã có yêu cầu. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Điểu, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Phong Điền, cho biết: “ Từ nay đến cuối năm 2005, Phòng Kinh tế sẽ làm thủ tục đăng ký thương hiệu cam mật Phong Điền với Cục Sở hữu Trí tuệ. Trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu theo địa danh (xuất xứ sản phẩm), sau này mới đăng ký chất lượng sản phẩm. Về lâu dài, chúng tôi hướng đến chọn giống tốt, có thể sẽ chọn giống cam ít hột hoặc không hột hiện nay thị trường đang chuộng để tạo ra cam mật Phong Điền chất lượng”.

Muốn thương hiệu cam mật Phong Điền được khôi phục, đòi hỏi phải khống chế được bệnh vàng lá gân xanh để tạo ra sản phẩm cam mật Phong Điền chất lượng, được nhiều người ưa chuộng như trước đây. Trong tháng 8-2005, Phòng Kinh tế huyện Phong Điền sẽ trình Sở Khoa học Công nghệ thành phố đề tài Nghiên cứu Xây dựng mô hình Ứng dụng “biện pháp canh tác tổng hợp” để loại trừ dần bệnh vàng lá gân xanh khôi phục vườn cam mật Phong Điền. Nếu đề tài được phê duyệt và được cấp kinh phí, phòng sẽ tiến hành thực hiện ngay, chọn 2 điểm (1 điểm khoảng 5ha trồng mới và 1 điểm 5ha vườn cũ) trình diễn thực hiện “biện pháp canh tác tổng hợp” phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh. “Biện pháp canh tác tổng hợp” này do Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, đề xuất. Song song đó, huyện phát động nông dân cùng thực hiện “biện pháp canh tác tổng hợp” để phòng trừ bệnh tiến tới khống chế bệnh vàng lá gân xanh trên cam mật. Trong quá trình thực hiện đề tài này, Phòng Kinh tế sẽ kết hợp với Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo hướng dẫn thêm bệnh vàng lá gân xanh cho nông dân, nhờ các nhà khoa học điều tra, làm một số thí nghiệm về bệnh vàng lá gân xanh...

Bệnh vàng lá gân xanh là do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra, đến nay chưa có giống cam quýt nào kháng được bệnh vàng lá gân xanh và cũng chưa có thuốc trị hữu hiệu bệnh này. “Biện pháp canh tác tổng hợp” là làm cho bệnh vàng lá gân xanh không lan rộng, mầm bệnh bị cô lập và thu hẹp dần, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ cho biết. Đốn bỏ cây bệnh nặng thay bằng những cây sạch bệnh, tỉa cành bệnh, diệt rầy chổng cánh, làm cây sung mãn hạn chế mầm bệnh... Là một trong những biện pháp xem ra hữu hiệu nhất hiện nay nhằm từng bước khôi phục lại vườn cam. Tuy nhiên, cần phải xã hội hóa biện pháp này, phải làm sao mọi người dân cùng làm vì chỉ cần vài người không thực hiện thì vườn của họ sẽ là ổ bệnh và từ đó phát tán khắp nơi. Nhưng muốn thực hiện được xã hội hóa biện pháp canh tác tổng hợp còn phụ thuộc vào sự quan tâm của các ngành chức năng, sự quyết tâm của chính quyền địa phương và nhiệt tình công tác của người dân. Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ sẵn sàng hợp tác giúp đỡ huyện Phong Điền và nông dân phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt, xây dựng lại thương hiệu cho cam mật Phong Điền.

VnCharm

Nguồn:

http://bannhanong.vietnetnam.net/cam-mat-Phong-Dien

Bình luận của bạn