Lái Thiêu với người Sài Thành xưa

Người Sài thành từ xưa, ai cũng mong cuối tuần được đến Lái Thiêu đổi gió, nhất là vào độ tháng 5 đến tháng 8, khi "vựa" trái cây này chín rộ. Ca dao Nam Bộ xưa có câu: “Đêm rằm mười sáu trăng treo/Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu”. Có bao chàng trai Minh Hương (người Hoa Kiều ở Việt Nam) bỏ tiền ra mua cho được chiếc giường lèo (giường bằng gỗ, có chạm trỗ) với ước mong cưới được những cô con gái Việt hương sắc ở Lái Thiêu.

Người Sài thành từ xưa, ai cũng mong cuối tuần được đến Lái Thiêu đổi gió, nhất là vào độ tháng 5 đến tháng 8, khi "vựa" trái cây này chín rộ.

Ca dao Nam Bộ xưa có câu: “Đêm rằm mười sáu trăng treo/Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu”. Có bao chàng trai Minh Hương (người Hoa Kiều ở Việt Nam) bỏ tiền ra mua cho được chiếc giường lèo (giường bằng gỗ, có chạm trỗ) với ước mong cưới được những cô con gái Việt hương sắc ở Lái Thiêu.

alt

Đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành TP HCM, thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Đất nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Phần với đồng bằng sông Cửu Long, nên thế đất bằng phẳng hơi dốc, có độ cao trung bình 20 - 25 m so với mặt biển, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn trái. Riêng Lái Thiêu là một trong 5 quận thuộc tỉnh Bình Dương từ lâu nổi tiếng với vườn cây trải rộng trên diện tích 1,250 ha.

Tháng 12/1899, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tới thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Bình Dương (là một trong 22 tỉnh của Nam Phần Việt Nam được thiết lập theo Sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956) bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và một phần tỉnh Bình Long, có 5 quận, tỉnh lỵ là Phú Cường. Người Bình Dương trong lịch sử của mình đã làm nên di sản văn hóa miệt vườn “đặc trưng miền Đông” và làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ, đồ gốm và tranh sơn mài, tiếng tăm vang lừng cả nước cho tới ngày nay.

Lái Thiêu cách trung tâm TP HCM khoảng 20 km, xưa là nơi nghỉ cuối tuần tuyệt diệu dành riêng cho người nội thành. Vũng này còn nổi tiếng là điểm hò hẹn của các lứa tuổi…

alt

Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút chúng ta sẽ đi vào Lái Thiêu, một vùng đất vườn cây xanh tốt, mát lạnh (trung bình 26 độ, mùa tết 24 độ C), không khí trong lành. Vào trong làng, sâu vào là những nhà vườn, nơi đây có sông có rạch đưa nước len lỏi vào từng góc vườn, có những con đường đất đỏ quanh co theo các lùm cây rợp bóng trái trĩu trên đầu…

Nói đến Lái Thiêu không thể không nhắc đến sầu riêng, loại quả được liệt vào hàng ngon, bổ và đắt giá nhất. Giai thoại kể rằng vào đầu thế kỷ 17, Lái Thiêu bấy giờ còn là một vùng đất hoang với bạt ngàn rừng rậm. Trong số những người Minh Hương đầu tiên đến lập nghiệp ở Lái Thiêu, có gia đình của một người đàn ông họ Lục làm nghề gốm. Con trai của ông là Lục Thành Tài đã đem lòng yêu một cô gái người Việt, nhà ở bên kia sông Rạch Tra. Hàng ngày, cô gái thường chèo ghe, chở mắm khô đến bán cho lò gốm. Gia đình hai bên biết được, đều ngăn cấm nhưng hai người vẫn quyết tâm tìm đến nhau. Cuối cùng, mối tình của họ đã phải kết thúc bằng hai cái chết bi thương.

Sau đó, trên mộ hai người mọc lên một loài cây lạ, trái của nó có vỏ ngoài xù xì, gai góc nhưng bên trong thì thơm ngon đến lạ lùng. Người dân địa phương đã đặt tên cây là sầu riêng để tưởng nhớ tới mối tình chung thuỷ của đôi trai gái và Lái Thiêu cũng nổi danh về trái cây từ đó.

Cây sầu riêng Lái Thiêu cao lớn tới 20 m. Lá hình bầu hơi dài, hoa mọc ở nhánh, trái to, vỏ có gai rất nhọn. Trái cho nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 5 hột như hột mít. Hột có bao bọc một lớp cơm mềm, màu trắng vàng óng như màu mỡ gà, giống như múi mít mật, mít ráo.

VnCharm

Nguồn:

http://dulich.chudu24.com

Bình luận của bạn