Mía tím Kỳ Sơn
Những ngày chuyển mùa cuối thu sang đông, đường phố Hà Nội lại được đón thêm các cô hàng mía tím bán rong. Thời bao cấp, sao nhìn thấy được những buộc mía ép chặt xe thồ vào chợ vì cây mía lúc bấy giờ hiếm hoi lắm. Ngày ấy, trước sân bay ở đầu nhà đồng bào Mường Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc (Hoà Bình) chỉ trồng thưa thớt một vài khóm làm cảnh vừa để ăn chơi vừa để làm quà cho người ở xa hay dành để cứu chữa ai bị say nắng nôn nao khó ở. Chẳng may cảm sốt chỉ cần nhai nửa gióng hay ép ra lấy nước uống vào là đã thấy nhẹ nhõm dễ chịu ngay. Chính vì vậy mà mía tím còn có “bí danh” là mía thuốc.
Những ngày chuyển mùa cuối thu sang đông, đường phố Hà Nội lại được đón thêm các cô hàng mía tím bán rong. Thời bao cấp, sao nhìn thấy được những buộc mía ép chặt xe thồ vào chợ vì cây mía lúc bấy giờ hiếm hoi lắm. Ngày ấy, trước sân bay ở đầu nhà đồng bào Mường Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc (Hoà Bình) chỉ trồng thưa thớt một vài khóm làm cảnh vừa để ăn chơi vừa để làm quà cho người ở xa hay dành để cứu chữa ai bị say nắng nôn nao khó ở. Chẳng may cảm sốt chỉ cần nhai nửa gióng hay ép ra lấy nước uống vào là đã thấy nhẹ nhõm dễ chịu ngay. Chính vì vậy mà mía tím còn có “bí danh” là mía thuốc.
Những năm kinh tế bị kìm hãm, đời sống còn nhiều khó khăn, mía tím không được trồng đại trà, vả lại cũng chưa có nhu cầu lớn của thị trường. Bây giờ mía tím được trồng thay thế trên đồng lúa một vụ năng suất thấp, trên nương trên rẫy hoà nhập vào cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng tạo nên một thảm thực vật xanh mát mắt…
Từ thị xá Hoà Bình qua khỏi dốc Cun đã thấy cả một vùng mía bát ngát trên sườn đồi, lưng đồi, trải dài theo đường số 6 toàn một giống mía tím, gióng mập, nhai mềm, giòn tan, ngọt đậm, man mác không gắt không chua như mía rượu đó là “tính cách” đặc trưng của mía tím Hoà Bình. Mía tím có mặt ở khắp các chợ quê miền Bắc, các đô thị lớn xuống tận Hải Phòng, Hạ Long, lên tới cả Việt Trì, Thái Nguyên: có nghĩa là họ hàng mía tím đã được định cư ở khá nhiều vùng nhưng phải nói Hoà Bình mới là “Thủ đô” của mía tím và cũng chỉ có mía tím Kỳ Sơn mới ngọt giòn hơn tất cả.
Ngày xưa, ở Hà Nội có những người Hoa bán dạo mía tấm, róc sẵn, hấp trong nồi nóng như sắn luộc. Những đêm đông ngồi trong nhà ấm, cửa đóng kín mít chỉ thấy gió ầm ì rít ngoài khe liếp nhưng cứ nghe thấy tiếng rao người rao “cắm chê” của người Tàu già gánh qua cửa thì thế nào người trong nhà cũng phải giục nhau ra mua vài tấm mang vào bẻ ăn từng khẩu đã tiện rất đều mà ăn với nhau, vừa nóng vừa ngọt hơn cả nước đường. Chỉ tiếc là thời ấy chưa có mía tím mà chỉ có mía trắng ngoài Móng Cái (Quảng Ninh) đưa về cũng mập, cũng giòn nhưng ngọt sao bằng mía tím. Những gánh hàng “cắm chê” xưa đã chìm vào dĩ vãng, không còn thấy bóng ở đâu nữa. Thay vào đó, bây giờ là những cô hàng mía tươi cũng đi bán dạo nhưng không hấp nóng và cũng không róc sẵn. Người mua đem vào nhà tự róc, tự tiện, tự chẻ đặt vào đĩa, nhặt ăn từng miếng nhỏ cũng thú vị lắm, còn nếu hấp lên cho nóng mới ăn thì lại hơn cả thời xưa nhưng mấy ai đã dám cầu kỳ như vậy cho dù là mía tím đi chăng nữa phải không các bà và các chị những người Hà Nội hâm mộ mía nhất trần đời? Và mới nhất bây giờ (1966) là “mía túi” một từ ngữ mới hình thành cách đây không lâu có lẽ chỉ vài ba tháng hoặc một năm là cùng. Cũng không có cô hàng mía nào, ở nội thành Hà Nội hay ven đô đã có “sáng kiến” nghĩ ra cách phục vụ văn minh lịch sự lại rất vệ sinh chu đáo này. Chỉ biết rằng tất cả các bà các cô thích nhai mía cho “sạch miệng” sau khi ăn cơm ăn bún hoặc các em học sinh nhỏ khát nước khô họng sau lúc vụt cầu lông hay chơi bóng đã cầu đều hoan nghênh mía túi.
Mía túi chẳng có gì khác lạ về mùi vị so với mía thường. Nó là những khúc mía được tiện ra từ các tấm dài sau khi róc bỏ đầu khẩu đốt và được bọc trong những chiếc túi ni lông trong trẻo mới dùng lần đầu. Người già yếu răng vẫn có thể nhai múa túi bởi vì có những khúc chỉ bổ đôi nhưng cũng có những túi mỗi khúc được chẻ tư hợp với miệng em nhỏ.
Mía túi hiện có hai ba loại. Loại nhỏ tương đương một tấm, loại vừa bằng hai tấm còn loại to từ ba tấm trở lên. Mía túi có cái tiện là ăn xong vơ bỏ bã vào túi thắt miệng lại rồi quăng vào thùng rác bên đường vừa gọn sạch lại không làm bẩn đường phố gây ô nhiếm mô trường nên ai cũng hoan nghênh. Hàng mía rong đỗ trước nhà không bị xua đuổi nữa vù mía không bán tấm như mọi khi, họa hoằn mới còn sót lại vài ba gánh mía bảo thủ nhưng ít được người ta đoái hoài săn đón.
Hiện nay mía túi tung hoành khắp Thủ đô, chỉ có mẹt bưng tay chẳng cần gánh gồng, dao róc như trước nữa nên rất cơ động, tha hồ len lỏi vào các ngõ ngách, đón lõng trước cửa trường, có nơi mía túi lấn át cả cốc nhân trần hay bát bảo lường xá, chè đá thậm chí cả các mẹt táo xanh cầu Bươu, các rổ củ đậu, mã thầy…
Nhiều bà chủ sạp ở các phố buôn bán hoặc ngồi chợ nghiện mía túi như người ăn trầu thuốc. Không ít nữ sinh ngành y tuyên bố vĩnh viễn cắt đứt mối quan hệ với các hàng nước mía đứng “cô đơn” trên các hè phố hoặc ở một góc công viên vắng vẻ đến với mía túi đang được vồ vập và tin tưởng chẳng bao giờ rơi vào hố sâu đoạn tuyệt như tấm mía ép hiện nay.
Lại còn một chi tiết khá thú vị của mặt hàng mía túi: vào mùa hoa bưởi hoa nhài nở rộ, đôi khi người ăn còn bắt gặp một vài bông hoa thơm ngát được thả vào trong túi buộc kín. Chắc chắn khi mở túi ra hương thơm sẽ vụt ra ngoài, những miếng mía bổ đôi bổ tư kia chắc đã ướp đủ mùi thơm hoa lá cùng đi vào miệng mỗi người ăn. Các hàng mía túi chân chất xa lạ với hương hoa bốn mùa chẳng còn xa mới đuổi kịp cô bạn đồng hành mía túi “son phấn” thơm tho, có lẽ mới chỉ có Thủ đô đang thời vươn lên hiện đại văn minh.
VnCharm
Nguồn: