Nhãn lồng Phố Hiến

Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.

Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.

alt

Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử  đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực quý.

Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Gỗ nhãn rắn chắc, đóng đồ gia dụng bền chắc. Than đốt rất đượm, nếu dùng để sắc thuốc thì nhanh có nước cốt, chất thuốc không lạc vị.

Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Vào ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm toả nhẹ ngây ngất lòng người. Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”.

Một túm nhãn khoảng trăm quả,  kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén hương khấn ông bà ông vải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá. Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, ròn thơm để tiếp khách, làm quà biếu.

Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng.

Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, sẽ ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn. Được mùa nhãn, cả tỉnh thu ước từ 150 - 200 tỷ đồng.

Vùng thị xã và vùng phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại, trồng toàn nhãn ghép và nhãn triết giống quả. Một cây nhãn trúng vụ cho chủ vài ba triệu đồng. Nhiều nhà dùng nhãn làm của hồi môn hoặc lương hưu dưỡng già.

Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.

VnCharm

Nguồn:

Hưng Yên Online

Bình luận của bạn