Xoài Cát Hòa Lộc

Cây xoài nói chung thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae, có tên La tinh là Mangifera indica L, được trồng nhiều ở Việt Nam. Ngoài các loài hoang dại, ở Việt Nam hiện nay có gần 50 giống xoài có khả năng cho năng suất và chất lượng cao, trong đó có giống xoài cát được trồng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Cát Bồ, Cát Đen, Cát Trắng, Cát Chu, Cát Hòa Lộc…trong số các loại xoài cát thì xoài cát Hòa Lộc được lựa chọn nhiều nhất, ngon nhất và có giá bán đắt nhất.

Cây xoài nói chung thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae, có tên La tinh là Mangifera indica L, được trồng nhiều ở Việt Nam. Ngoài các loài hoang dại, ở Việt Nam hiện nay có gần 50 giống xoài có khả năng cho năng suất và chất lượng cao, trong đó có giống xoài cát được trồng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Cát Bồ, Cát Đen, Cát Trắng, Cát Chu, Cát Hòa Lộc…trong số các loại xoài cát thì xoài cát Hòa Lộc được lựa chọn nhiều nhất, ngon nhất và có giá bán đắt nhất.

alt

Xoài Cát Hòa Lộc được một người tá điền tên là Ấp Lời trồng đầu tiên tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường vào năm 1930, và bắt đầu nổi tiếng từ những năm 1939 -1940 sau khi đoạt giải cao trong các cuộc đấu xảo, giống xoài Cát này đã trở thành đặc sản quý, được dâng lên tế lễ nơi thần đình, mà di tích ngày nay là đình thần Hòa Lộc.

Xoài Cát Hòa Lộc có được danh tiếng như vậy là nhờ có các chất lượng đặc thù mà không loại xoài nào có được, kể cả xoài Cát Hòa Lộc khi được trồng ở những nơi khác thì phẩm chất cũng không ngon bằng nơi xuất xứ của nó và loại trái cây đặc sản này của tỉnh Tiền Giang đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho những người trồng xoài trong khu vực địa lý, được người dân Nam Bộ nói riêng, trong nước nói chung ưa chuộng và đặc biệt đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính và đầy tiềm năng như Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc.

Xoài Cát Hòa Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý số 00016 với tên “Chỉ dẫn địa lý xoài cát Hòa Lộc”.

Đây là loại xoài cát có dạng quả thuôn dài, tròn mình, eo rốn quả rõ, đỉnh quả nhọn, bầu tròn gần cuống. Vỏ quả khi chín màu vàng tươi, vỏ mỏng, phủ lớp phấn trắng mịn, có đốm nhỏ, màu nâu đen, đốm dạng tròn; thịt quả màu vàng tươi, dày, độ chắc thịt cao, mịn, dẻo, ít nước, ít xơ. Quả có vị rất ngọt, mùi thơm dịu đặc trưng.

VnCharm

Bình luận của bạn