Phân bón Văn Điển với cây dứa xứ Thanh

Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có trên 500 ha đất đồi thoải trồng dứa với năng suất bình quân 40-50 tấn quả/ha. Lượng phân bón dùng cho cây dứa hàng năm rất lớn từ 1.500- 2.000 tấn phân các loại....

Sử dụng phân bón Văn Điển giúp người trồng dứa Thanh Hóa tăng thu nhập 20 triệu đồng/ha...

Tuy nhiên, do nhận thức về thổ nhưỡng, về phân bón vô cơ còn nhiều hạn chế nên bà con nông dân ở đây có tập quán sử dụng rất nhiều phân đơn, nhất là phân đạm. Phân hỗn hợp NPK cũng được bà con sử dụng trong những năm gần đây nhưng chủ yếu là các loại phân thông thường chỉ có 3 yếu tố dinh dưỡng là đạm, lân, kali, mà thiếu các yếu tố trung lượng như magie, vôi, silic, lưu huỳnh và các yếu tố vi lượng như kẽm, bo, sắt. Trong khi đó những chất vi lượng này cây dứa có nhu cầu rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, để có năng suất 70-80 tấn quả/ha thì cây dứa lấy đi từ đất khoảng 646kg N, 367kg P2O5, 1.570kg K2O, 4.026kg SiO2, 196kg CaO, 225kg MgO, 2,24kg Fe, 1,8kg Zn. Như vậy dứa không chỉ cần NPK mà còn cần các yếu tố trung lượng khác, đặc biệt hàm lượng silic cần rất cao, nhiều hơn cả đạm và kali. Lợi thế phân bón Văn Điển  Nhằm xác định hiệu quả phân bón Văn Điển đối với cây dứa trên đồng đất Yên Định, niên vụ dứa 2015-2016, Hội Nông dân thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển thực hiện mô hình bón phân Văn Điển cho cây dứa với quy mô 1ha tại nhà vườn ông Lê Công Quyết thị trấn Thống Nhất. Phân bón Văn Điển thực hiện mô hình gồm lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: lân dễ tiêu 16%, vôi 30%, magie 15%, silic 24%, kẽm 0,02%, bo 0,04%, sắt 0,4%, mangan 0,04%, đồng 0,02%, tổng dinh dưỡng đạt trên 85%. Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 6.12.5 có thành phần dinh dưỡng N 6%, P2O5 12%, K2O 5%, vôi 20%, magie 10%, silic 15%, lưu huỳnh 2% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, mangan, tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây dứa là 70%. Phân đa yếu tố NPK 15.5.20 có thành phần dinh dưỡng N 15%, P2O5 5%, K2O 20%, vôi 8%, magie 5%, silic 7% và các chất vi lượng kẽm, bo, sắt, mangan, tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây dứa là 60%. Mô hình canh tác giống dứa Queen thời vụ trồng 15/3/2015, mật độ trồng 60.000 chồi/ha. Tất cả các biện pháp kỹ thuật canh tác ở nền bón phân Văn Điển và nền đối chứng thực hiện như nhau nhưng chỉ khác là loại phân và liều lượng sử dụng. Kỹ thuật bón Nền bón phân Văn Điển sử dụng phân bón lót gồm lân Văn Điển 1.000kg + 1.000kg ĐYT NPK 6.12.5/ha. Còn phân bón thúc sử dụng 3.400kg/ha ĐYT NPK 15.5.20, lượng phân bón thúc được chia bón 3 đợt. Đợt 1 là 1.500kg, đợt 2 là 1.500kg, đợt 3 là 400kg. Còn phân dùng cho ô đối chứng của 5 hộ nông dân cùng diện tích là 1 ha sử dụng các loại phân đơn và phân NPK thông thường được bón như sau: Bón lót 1.000kg lân supe + 1.000kg/ha NPK 5.10.3. Bón thúc: 1.600kg ure + 600kg kali/ha cũng được chia làm 3 đợt bón. Hội Nông dân thị trấn Thống Nhất đã tổ chức cho các hội viên tham quan mô hình bón phân Văn Điển cho cây dứa tại địa phương.  Nhiều đại biểu nhận xét, phân bón Văn Điển phù hợp với cây dứa ở vùng đất thị trấn Thống Nhất, có hiệu quả hơn hẳn phân bón đơn về năng suất, chất lượng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, giảm sử dụng thuốc BVTV, nâng cao thu nhập cho người trồng dứa. So sánh về giá trị đầu tư thì nền phân bón đối chứng tương đương nền phân bón Văn Điển tại thời điểm bón phân. So sánh về cơ cấu, thành phần các yếu tố dinh dưỡng thì nền phân bón Văn Điển hơn hẳn ô đối chứng 772kg vôi, 265kg magie, 412kg silic cùng các chất vi lượng. Kết quả mô hình Thời tiết niên vụ dứa 2015 và những tháng đầu năm 2016 không thuận, nắng hạn kéo dài và rét đậm cuối vụ làm cho cây dứa phát triển chậm, nhất là giai đoạn đầu sau khi đặt chồi. Đến khi thời tiết thuận lợi dứa bắt đầu phát triển nhanh, đặc biệt ở những ô được bón phân Văn Điển. Các chỉ tiêu quan trắc tại ô đối chứng và ô bón phân Văn Điển cho thấy, sau 30 ngày trồng ô đối chứng bộ rễ dứa phát triển kém, rễ ít và ngắn. Còn ô bón phân Văn Điển rễ ra nhiều và dài, màu sắc lá dứa ở giai đoạn trước khi xử lý ra hoa ô đối chứng lá dứa màu xanh đen, xỉn, còn ô bón phân Văn Điển màu lá xanh sáng hơi phớt tím, mặt lá bóng, phiến lá dày. So sánh về độ đồng đều trên đồng ruộng, ô đối chứng cây không đồng đều, còn ô bón phân Văn Điển cây rất đồng đều, họng nở. Các đối tượng sâu bệnh gây hại cũng cho thấy ô đối chứng tỉ lệ lá cháy bìa chiếm từ 10-15%, nhiều lá gần gốc bị vàng úa, còn ô bón phân Văn Điển tỉ lệ lá bị cháy bìa 2-3%, đặc biệt các lá gần gốc không có hiện tượng vàng úa. Theo dõi diễn biễn các đối tượng sâu bệnh gây hại ô bón phân Văn Điển không phải sử dụng thuốc BVTV, còn ô đối chứng phải sử dụng thuốc 2 lần. Thời gian trỗ hoa, đậu quả ô bón phân Văn Điển trổ hoa tập trung, tỉ lệ đậu quả 100%, tốc độ lớn nhanh, quả lớn đồng đều. Trái lại ở ô đối chứng quả không đồng đều, quan sát về màu sắc của quả khi chín cho thấy ô bón phân Văn Điển màu quả vàng tươi, còn ô đối chứng màu quả vàng xỉn, các mắt quả không đều. Kết quả năng suất Thu hoạch thống kê tại 10 điểm, mỗi điểm 100 cây ngẫu nhiên ở mỗi công thức cho thấy, ô bón phân Văn Điển đạt năng suất 42 tấn quả/ha, còn ô đối chứng chỉ đạt năng suất 36 tấn quả/ha, thấp thua hơn ô bón phân Văn Điển 4 tấn quả/ha. Nếu với giá bán 5.000đ/kg dứa quả thì bình quân ô bón phân Văn Điển cho lãi ròng hơn ô đối chứng 20 triệu đồng/ha.... 

Bình luận của bạn