Nhà nông với phân lân Lâm Thao

Hiện nay, phân bón hóa học sản xuất trong nước và ngoại nhập với nhiều chủng loại như urê, lân, kali, DAP: NPK, FA- bày bán nhan nhản khắp nơi,  nhưng tôi thấy các sản phẩm của công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao rất được mọi người ưa dùng vì chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

Do yêu cầu công tác, tôi có dịp đi nhiều nơi, thường xuyên tiếp xúc với người nông dân trên khắp mọi miền của tổ quốc. Là một người bình thường, nhưng tôi cũng thật mừng khi thấy cuộc sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể.Thoát khỏi cảnh túng đói, bây giờ họ đã có "bát ăn bát để" nhờ năng suất lúa và cây trồng ngày càng tăng cao. Làm nên nhũng vụ mùa bội thu, có nhiều yếu tố trong đó 4 khâu "nước, phân, cần, giống" đóng vai trò quyết định.

Hiện nay, phân bón hóa học sản xuất trong nước và ngoại nhập với nhiều chủng loại như urê, lân, kali, DAP: NPK, FA- bày bán nhan nhản khắp nơi,  nhưng tôi thấy các sản phẩm của công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao rất được mọi người ưa dùng vì chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

alt

Thái Bình là tỉnh có truyền thống thâm canh lúa giỏi được nhiều nơi biết đến. Năng suất lúa ở Thái Bình thuộc loại cao nhất nước khoảng trên 12 tấn/ha cả năm. Vừa qua, về thăm quê, một người nông dân ven thị xã Thái Bình nói với tôi: Người dân quê mình chỉ khoái dùng Supe lân và hỗn hợp NPK 16-16-8 và 10-20-6 của Lâm Thao. Mấy loại này cho về đại lý của các HTX bán rất chạy vì bón lúa, lúa chắc hạt, bón khoai, khoai to củ". Chẳng thế mà có bọn bất lương không từ thủ đoạn nào đã tìm cách làm giả phân lân Lâm Thao để thu lời bất chính, gây thiệt hai cho nhà nông.

Người nông dân đó còn cho tôi biết mới đây, ngày 21/7/98, Phòng cảnh sát kinh tế công an tỉnh Thái Bình bắt quả tang Vũ Thế Bình và Phạm Văn Vuấn ở xóm 2 xã Trần Lãm, thị xã Thái Bình đang sản xuất phân lân Lâm Thao "dởm" bằng cách dùng bột đá trọn lẫn với phân lân rồi đóng bao mang nhãn hiệu lân Lâm Thao, trong 5 ngày chúng đã sản xuất và tiêu thụ 15 tấn phân giả. Tai hiện trường, công an đã thu giữ hàng tấn bột đá, 400 vỏ bao mang nhãn hiệu phân lâm Lâm Thao.

Có lần, tôi đến Mỹ Hòa thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh công tác đúng lúc bà con nông dân ở đây đang thu hoạch lạc. Nhổ một gốc lạc lên, hàng trăm củ lạc to bám trĩu trịt thành một chùm lớn, khẳng định một vụ lạc bội thu. Ông chủ nhiệm HTX cho tôi hay, sản phẩm supe lân và NPK của công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã chiếm được cảm tình của người dân ở đây. Mới trải qua vài mùa trồng lạc, bà con nông dân đã thuộc lòng câu kĩ thuật: "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc". Nhờ việc trồng lạc có bón các loại phân như trên nên giá trị kinh tế gấp 5 lần trồng khoai lang trước đây. Vì thế vụ lạc năm 1998 này ở Mỹ Hòa chiếm 60% diện tích canh tác của xã.

Cứ mỗi khi tết đến, xuân về, gạo tám thơm Hải Hậu lại có mặt trong mâm cơm của các gia đình đón tết. Thứ gạo thơm ngon nổi tiếng ấy được trồng chủ yếu ở 5 xã của huyện Hải Hậu, Nam Định là An - Toàn - Phong - Ninh - Giang. Một phần do chất đất có nhiều yếu tố vi lượng đặc biệt khác với các vùng đất khác, và một mặt do bón lân, NPK Lâm Thao đúng liều lượng và thời vụ.

Mỗi nơi một vẻ, ở xã Trực Đông huyện Trực Ninh, Nam Định thì bà con nông dân lại rất sành trong việc sử dụng các loại phân bón của Lâm Thao để tận dụng thời gian quay vòng đất. Ngoài việc trồng các giống lúa có năng suất cao, bà con ở đây còn xen canh làm vụ đông bằng các giống cây quen thuộc như khoai tây Hà Lan, Síp, khoai lang, đỗ đậu và một giống cây mới là ớt. Ớt ở Trực Đông sử dụng lân Lâm Thao trở nên cay thơm có tiếng, được tổng công ty Rau quả Việt Nam kí hợp đồng bao tiêu sản phầm xuất khầu sang  thị trường Trung Quốc.

Trên đây là đánh giá, nhận định của người nông dân ở một số vùng về sản phẩm của công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao mà tôi đã "tai nghe, mắt thấy". Những lời nói chân thành mộc mạc của bà con nông dân như đã khẳng định uy tín của các loại phân Lâm Thao trên thị trường phân bón. Chính những sản phầm này đã góp một phần không nhỏ làm nên những vụ mùa bội thu, giúp ngườí nông dân, thoát khỏi cảnh đói nghèo để từng bước hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

VnCharm

Nguồn tham khảo

http://www.vinachem.com.vn/Desktop.aspx/Xuat-ban-pham/86/1060/

Bình luận của bạn