Cải làn Lạng Sơn

Cải làn Lạng Sơn ngọt đậm, lá rau xanh mát. Cải luộc, nấu canh xương, xào đều có hương vị đặc biệt. Ai đã một lần được ăn ngồng cải làn thì không thể nào quên hương vị ngọt ngào của thứ rau này.

Cải làn Lạng Sơn ngọt đậm, lá rau xanh mát. Cải luộc, nấu canh xương, xào đều có hương vị đặc biệt. Ai đã một lần được ăn ngồng cải làn thì không thể nào quên hương vị ngọt ngào của thứ rau này.

Người dân địa phương trồng cải làn từ tiết đông chí, khi cây đang lớn mạnh thì bấm ngọn, để mỗi nách lá bật lên những chồi ngọn. Khi những chồi này thành búp ít lá rồi chúm chím nụ xanh thì thu hoạch (đây là lúc chất dinh dưỡng trong cây tập trung nhiều nhất). Người trồng ngắt từng ngọn dài từ 20 đến 25 cm. Búp cải làn mập mạp như ngồng cải sen dưới xuôi, nhưng tuyệt nhiên không ngăm ngẳm đắng.

alt

Mùa thu hoạch ngồng cải làn từ tháng 4 tới tháng 8. Qua tháng 9, tháng 10, rau này rất hiếm và đắt gấp 4-5 lần chính vụ.

Cải làn mua về thái khúc, rửa sạch, dùng luộc, nấu, xào đều hợp vị. Muốn luộc cải làn thì thái dài hơn, nước vừa sôi cho rau vào, để sôi lại gần một phút là chín, vì đó là mầm non chưa có xơ già. Rau ngồng cải luộc chấm mắm giấm đã ngon, chấm với nước sốt vịt quay Lạng Sơn càng đã, mà ăn cùng muối vừng càng đậm đà. Nước luộc rau xanh mát, trong trẻo, thêm chút gia vị thành món canh ăn với dưa cà rất hợp.

Ngồng cải xào thịt bò, thịt lợn hay gia cầm, thủy sản cũng ngon. Phải xào thịt động vật chín tái trước, để riêng. Sau đó, phi thơm tỏi, đổ ngồng cải vào, đảo qua vài lượt, nêm gia vị rồi cho thực phẩm đã xào tái vào, để hai thứ chín đều. Ngồng cải làn xào chín tới ngon hơn, không cần chín mềm như luộc.

Muốn nấu canh xương, canh sườn với ngồng cải làn cũng vậy. Cần ninh xương cho ra hết nước ngọt, róc thịt, nêm mắm muối rồi cho ngồng cải đã cắt khúc vào, chín mềm thì bắc ra. Canh ngồng cải làn nấu xương có vị ngọt đậm, mát, thơm, hấp dẫn.

VnCharm

Nguồn

Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống

Bình luận của bạn