Về Hưng Yên thưởng thức bánh cuốn Mễ Sở

Không cầu kỳ, mỏng manh như các loại bánh cuốn khác, nhưng mỗi khi thưởng thức từng chiếc bánh cuốn Mễ Sở (Hưng Yên) thực khách sẽ tìm thấy cho mình một cảm giác riêng mộc mạc, chân quê. Như nhiều loại bánh cuốn khác, bánh cuốn Mễ Sở cũng được làm bằng gạo tẻ, nhưng đó phải là loại gạo tám xoan thượng hạng, hạt gạo tròn trịa 10 hạt đều như nhau thì mới có được chất lượng bánh cao nhất. Gạo sau khi được ngâm từ 2 – 3 tiếng sẽ được vớt ra để cho ráo nước, sau đó được đưa vào cối đá xay bằng tay cùng với nước và một chút gia vị cho đến khi bột thật nhuyễn

Không cầu kỳ, mỏng manh như các loại bánh cuốn khác, nhưng mỗi khi thưởng thức từng chiếc bánh cuốn Mễ Sở (Hưng Yên) thực khách sẽ tìm thấy cho mình một cảm giác riêng mộc mạc, chân quê.

alt

Như nhiều loại bánh cuốn khác, bánh cuốn Mễ Sở cũng được làm bằng gạo tẻ, nhưng đó phải là loại gạo tám xoan thượng hạng, hạt gạo tròn trịa 10 hạt đều như nhau thì mới có được chất lượng bánh cao nhất. Gạo sau khi được ngâm từ 2 – 3 tiếng sẽ được vớt ra để cho ráo nước, sau đó được đưa vào cối đá xay bằng tay cùng với nước và một chút gia vị cho đến khi bột thật nhuyễn.
Là đời thứ 3 của một hộ chuyên cung cấp bánh cuốn Mễ Sở tại thị trường Hà Nội, cô Nguyễn Thị Mão cho biết, điểm khác của bánh cuốn Mễ Sở với bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), Hải Dương, Nam Định, Cao Bằng, Thanh Hóa… chính ở lá bánh. Lá bánh cuốn Mễ Sở dày, trắng như lòng trắng trứng gà sau khi đã được hấp lên. Lá bánh dày nhưng không cứng mà rất dẻo dai, mềm mại. Dù không được điểm vài lát hành khô, nấm hương nhưng lá bánh Mễ Sở vẫn rất thơm ngon.

Nhân bên trong của bánh cũng có những điểm rất khác biệt. Nguyên liệu chính của nhân bánh là thịt lợn nhưng phải là phần thịt nạc nguyên. Thịt được băm nhỏ, sau đó được xào lên cũng với nước mắm, bột ngọt, vài lát nấm hương, mộc nhĩ hạt tiêu… khi thịt đã se se lại được đưa ra và để riêng.
Nếu bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), Hải Dương, Cao Bằng, Thanh Hóa… thường có lò tráng lá bánh nghi ngút, mỗi khi khách hàng có nhu cầu chủ hàng mới tráng từng lượt lá bánh thì bánh cuốn Phú Thị lại khác hoàn toàn.
 
Lá bánh cùng với nhân bánh thường được các hộ gia đình trong thôn làm trước từ ở nhà, độ 2 – 3 giờ sáng, nhưng không phải vậy mà mất đi độ dẻo, mềm của bánh. Lá bánh làm từ sáng để đến tối vẫn giữ nguyên được hương vị. Sau khi tráng xong lá bánh được xếp lên nhau thành các tầng, đặt vào các thúng bên trên che bằng tàu lá chuối hoặc lá sen, khi có người mua thì mới ngỡ lá bánh ra cuốn với nhân.
 
Cái cách để thưởng thức bánh cuốn Mễ Sở cũng rất độc đáo. Nếu bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), Hải Dương, Phủ Lý… mỏng manh từ tờ lụa, điểm lên trên vài lát hành khô phi vàng thơm, khi thưởng thức phải gỡ từng lá bánh, rồi dùng đũa để đưa từng miếng bánh chấm vào bát nước chấm đã pha sẵn thì bánh cuốn Mễ Sở khi thưởng thức phải dùng tay mới đúng kiểu.
 
Cầm chiếc bánh cuốn trắng phau không pha cùng dầu mỡ đưa vào bát nước chấm được pha bằng nước mắm ngon, với một số gia vị, điểm thêm vài lát ớt, chút nộm cà rốt, su hào, thực khách có thể ăn mãi không biết ngán.
 
Không chỉ được thưởng thức món bánh cuốn Mễ Sở ngon, thơm mà quý khách còn được thăm quan nhiều di tích như đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung trên quê hương Hưng Yên văn hiến.

Nguồn: banhcuon.com

Bình luận của bạn