Ngành Dệt May Việt Nam Với Thị Trường Nội Địa

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. 

alt

Nhu cầu lao động trong ngành dệt may hàng năm là rất lớn .Mỗi năm ngành dệt may tạo ra được khoảng 2,2 triệu việc làm các loại cho công nhân. Vì vậy một lượng lơn lao động cho xã hội , góp phần tạo ra thu nhập cho đời sống công nhân. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai trong tổng số những ngành có sản phẩm xuất khẩu (đứng sau kim ngạch xuất khẩu của dầu mỏ ) thu về nguồn ngoại tệ lớn , đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Ngành dệt may nước ta có những điều kiện thuận lợi cho phát triển như : nguồn nhân lực trẻ , dồi dào , thị trường tiêu thụ trong nước lớn (hơn 80 triệu dân) , ngoài ra còn thị trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn ở nước ngoài.Khí hậu nước ta rất phù hợp để phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nước ta phát triển hơn nữa . Các nước thành viên trong tổ chức thương mại thế giới đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và ưu đãi về thuế cho ngành dệt may Việt Nam tham gia thị trương trong nước.

Sau hơn 20 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 20%/năm, đến năm 2011, dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất cả nước về quy mô và tầm vóc với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP và trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Song song đó, dệt may Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế khi có mặt ở hàng trăm quốc gia, chinh phục được những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Mặc dù theo nhận định chung, nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012, 2013, nhưng với nội lực và nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, ngành dệt may Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng với tỷ lệ 25% trong năm nay, dự kiến doanh thu đạt khoảng 25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dự kiến 19-19,5 tỷ USD. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành dệt may sẽ phát triển theo chiều sâu, tiếp cận người tiêu dùng bằng cách giành thế chủ động, hướng tới các phương thức sản xuất cao hơn như ODM, OBM, kiện toàn phát triển nội lực nhằm giảm lượng nguyên liệu nhập khẩu để gia tăng giá trị

Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, năm vừa qua cũng như trong thời gian tới ngành dệt may vẫn luôn định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa. Chính những khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo, đã khiến nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mạnh cho thị trường nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt may.

Thị trường nội địa, được coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.

Năm 2011 mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.

Năm 2011, sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” tiếp tục được người tiêu dùng sản lựa chọn. Nghiên cứu mới đây của Niesel - công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người được hỏi ở Tp.HCM và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn.

Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc.

Năm 2012, kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ thị trường nội địa được Vinatex đặt ra ở mức 18 – 20%. Hệ thống phân phối của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã được mở rộng về các tỉnh, thành phố với hơn 3.445 điểm bán tại các đại lý, cửa hàng; 60 siêu thị Vinatex – mart, Trung tâm thương mại. Với chiến lược phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may…

Với những kinh nghiệm tích lũy được trong năm 2011, trong năm 2012, ngành dệt may sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Hiệp hội Dệt may khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành cần tìm hiểu thị hiếu của từng vùng, lắng nghe ý kiến của người dân để từng bước hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp, phân khúc lại thị trường nhằm mục tiêu kinh doanh lâu dài và bền vững.

VnCharm

Bình luận của bạn