Đặc Sản Rượu Shan Lùng

Rượu Shan Lùng (còn được gọi trật đi là Sắn Lùng, San Lùng hay Sán Lùng) của Lào Cai đã gắn bó với đồng bào Dao đỏ ở thôn Shan Lùng, xã Bản Mèo, huyện Bát Xát từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết người Dao thì rượu Shan Lùng là rượu của nhà trời mà các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò Sèn (ở bản Xèo) lấy rượu về. Khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như 3 vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng núi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi 3 vòi nước đó là Shan Lùng, nghĩa là “Tam Long” và địa danh ấy là Shan Lùng.

Rượu Shan Lùng (còn được gọi trật đi là Sắn Lùng, San Lùng hay Sán Lùng) của Lào Cai đã gắn bó với đồng bào Dao đỏ ở thôn Shan Lùng, xã Bản Mèo, huyện Bát Xát từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết người Dao thì rượu Shan Lùng là rượu của nhà trời mà các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò Sèn (ở bản Xèo) lấy rượu về. Khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như 3 vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng núi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi 3 vòi nước đó là Shan Lùng, nghĩa là “Tam Long” và địa danh ấy là Shan Lùng.

alt

Nguồn nước, độ cao 900m và khí hậu của vùng núi cao là những yếu tố tạo nên tính đặc trưng của rượu mà không có vùng nào có được. Xưa kia, người dân trong thôn Shan Lùng chỉ nấu rượu để tiêu thụ trong gia đình. Hiện nay, người dân đã mở rộng quy mô sản xuất để bán.

alt

Câu chuyện rượu Shan Lùng nấu bằng thóc nương, trộn với một ít hạt cao lương, khoảng năm phần trăm thôi, ngâm nước và nấu lên như nấu cơm. Khi hạt thóc chín tới, vỏ trấu nứt ra, lộ một vết gạo trắng trông giống như nảy mầm là được. Thóc chín, rỡ ra nong, để nguội, rắc bột men, trộn đều, cho vào thùng ủ. Một hoặc hai ngày sau, tùy theo thời tiết, thóc chín men, thơm mùi cơm rượu, đổ nước suối vào ngâm, một số ngày tùy theo chất men và thời tiết, rồi chưng cất. Cất bằng chảo gang lớn, mỗi mẻ năm mươi cân thóc, cho ra hai mươi lít rượu trong vắt, nặng từ bốn lăm đến năm mươi độ, hoặc hơn…

Quy trình nấu rượu thóc Shan Lùng không khác nấu rượu gạo, rượu nếp dưới xuôi. Chỉ khác chất nước, chất men và bí quyết, kinh nghiệm. Thóc nương của Shan Lùng. Nước suối núi Shan Lùng. Men dược thảo cổ truyền của Shan Lùng. Cách nấu truyền thống của Shan Lùng. Thế là thành rượu Shan Lùng thôi. Quẹt diêm đốt ly rượu, lửa xanh biếc huyền ảo. Nhấp ngụm rượu tê tê, ngòn ngọt đầu lưỡi, và đặc biệt thơm mùi men, ngát hương giông giống như rượu nếp làng Vân.

alt

Hiện nay, thôn Shan Lùng có 42 hộ nấu rượu, sản lượng khoảng 98.560 lít (năm 2008), 2.400 lít/hộ/năm, hộ nhiều nhất gần 8.000 lít và hộ ít nhất là 300 lít. Thu nhập từ rượu chiếm gần 40% tổng thu nhập của các hộ nấu rượu.

Người sản xuất rượu Shan Lùng hiện nay đang gặp một số khó khăn như đảm bảo tính ổn định chất lượng do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến quá trình ủ và bảo quản rượu; giao thông khó khăn làm tăng chi phí thị trường xuất hiện nhiều rượu giả. Ngay cả người dân huyện Bát Xát cũng không biết thương hiệu Shan Lùng thuộc về ai và vẫn có thể mua phải rượu Shan Lùng giả.

VnCharm

Nguồn tham khảo:

http://hamruou.vn/?act=product&id=276

Bình luận của bạn