Rượu Hồng Đào

“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say…” Câu ca dao về một vùng đất và một loại rượu nổi tiếng ấy đã đi vào tâm khảm biết bao người dân Quảng Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say…” Câu ca dao về một vùng đất và một loại rượu nổi tiếng ấy đã đi vào tâm khảm biết bao người dân Quảng Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

alt

Đã có rất nhiều người cho rằng rượu Hồng Đào chưa từng có thật. Nó chỉ là một cách nói nhằm tương xứng với địa danh Quảng Nam. Bởi vậy, rượu Hồng Đào chỉ là danh từ chung ám chỉ một điều tốt đẹp.

Nhưng lại có ý kiến cho rằng: rượu Hồng Đào là có thật. Rượu Hồng Đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có. Người ta lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu, nên rượu có màu hồng đào.

Ngày xưa, lúa gạo ít, người nông dân xứ Quảng phải dành thóc để ăn đến giáp hạt nên ngày thường không dư dả lứa thóc để nấu rượu. Chỉ vào mùa thu hoạch, người ta mới dành ra chút ít nguyên liệu nấu rượu Hồng Đào. Bởi vậy, lúa để nấu rượu Hồng Đào luôn luôn phải là lúa mới gặt chưa quá 100 ngày, được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng.

Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá – người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lúa mới còn nguyên cám.

Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ.

Ngoài phần “xác” thơm ngon còn có phần “hồn” cao khiết. Hồng Đào không chỉ là rượu mà còn gói gắm trong đó ý tình sâu nặng của người xưa. Đó là lời nhắc nhớ tình quê hương nặngnợ, lời sắc son vàng đá dưới bóng trăng nguyện ước, hay lời giao kết bất khả phân ly đêm hợp cẩn thiêng liêng đời người. Nơi lễ lạt, Hồng Đào thêm phần trang trọng. Lúc cưới hỏi, Hồng Đào thêm phần ý nhị. Bên mái đầu tri kỷ, Hồng Đào thêm đậm đà, sâu lắng. Dù bất cứ nơi đâu, lúc nào Hồng Đào cũng sóng sánh ý tình, dạt dào cảm xúc.

Rượu Hồng Đào đã có mặt trên thị trường từ những năm cuối thế kỷ 20. Ở đây có 4 loại rượu mang nhãn hiệu “Rượu Hồng Đào” gồm có Hồng Đào Tằm Công Tử, Hồng Đào Tứ Quý, Hồng Đào Linh Chi…

VnCharm

Nguồn:

Tổng hợp từ Internet

Bình luận của bạn