Rượu làng Vân đặc sản không thể thiếu của Bắc Giang
Rựu làng Vân của Bắc Giang là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ này. Rựu làng Vân được ví và so sánh như Bàu Đá của BÌnh Định. Đặc sản Bắc Giang sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến thứ đồ uốn tinh hoa này. Hãy cũngđặc sản miền Bắc tìm hỉu và thưởng thức món đặc sản rựu làng Vân của Bắc Giang này nhá.
Rựu làng Vân của Bắc Giang là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ này. Rựu làng Vân được ví và so sánh như Bàu Đá của BÌnh Định. Đặc sản Bắc Giang sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến thứ đồ uốn tinh hoa này. Hãy cũngđặc sản miền Bắc tìm hỉu và thưởng thức món đặc sản rựu làng Vân của Bắc Giang này nhá.
Du khách đến với Bắc Giang, say cảnh đẹp Bắc Giang, cảm cái tình người Bắc Giang và những tinh hoa ẩm thực vùng Kinh Bắc và để đến khi chia tay vẫn còn lưu luyến, vẫn còn quấn quýt không muốn rời. Cái cảm mến ấy đã được Hoàng Tuấn Anh- GĐ Trung tâm TTXTDL Hải Phòng cảm nhận. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Vân Hà, một địa danh nổi tiếng thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi lừng danh với đặc sản rượu làng Vân, thứ rượu đặc biệt thơm ngon đã làm biết bao người “say” trải qua nhiều thế hệ. Để đến cả những người đã thưởng thức của ngon vật lạ khắp bốn phương như bậc Đế vương Lê Hy Tông cũng chẳng kiệm lời ban sắc phong ngợi ca bằng mỹ từ “Vân hương mỹ tửu”. Người làng Vân nói riêng và người Bắc Giang nói chung tự hào với nghề nấu rượu làng Vân bởi qua mấy trăm năm, dưới các triều đại phong kiến, thứ rượu này từng là lễ vật tiến vua và thường xuyên sử dụng thưởng ẩm trong những yến tiệc chốn cung đình.
"Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc
Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam"
Rượu làng Vân nổi tiếng thơm ngon nhiều người biết. Đối với những người sành rượu và ưa thích những loại rượu dân tộc thì rượu làng Vân là thức uống đặc sản vùng miền có thể sánh ngang với bất cứ một loại whisky hảo hạng nào trên thế giới bởi vị đậm đà đặc trưng của hương nếp cái hoa vàng, hương thơm nồng của tới 35 vị men thuốc bắc bí truyền, cái êm dịu của thứ rượu được chắt lọc và ủ kỹ để lọai bỏ hết cái sốc của mùi cồn và hàm lượng aldehyde. Còn đối với những người không sành rượu thì chỉ một lần thưởng thức rượu làng Vân cũng đủ để không thể quên được bởi cái cảm giác ngọt ngào như đang nhấm nháp một ly cocktail hoa quả thơm mát lấn át vị cay nồng, càng uống càng mềm môi, uống từ lâng lâng tới lịm dần và khi tỉnh dậy chẳng có cảm giác của người vừa say rượu.
Giữa một thế giới rượu tây ta đủ loại ngày nay, về đất Kinh Bắc, thưởng thức đặc sản rượu làng Vân cùng những người bạn nơi đây tôi thật sự cảm thấy mình “say”. Say không chỉ bởi những ly rượu mềm môi thơm nồng, say không phải vì những chiếc bình gốm đựng rượu quý không bao giờ cạn, mà “say” cái tình, cái nghĩa từ những cái bắt tay thật chặt, “say” những liền anh, liền chị đất Bắc Giang giàu lòng hiếu khách nức tiếng từ ngàn xưa qua những làn điệu quan họ say đắm gọi mời.
Có về đất Bắc Giang thưởng thức rượu làng Vân mới hiểu hết ý nghĩa của hảo từ “Mỹ tửu”, mới hiểu hết ý nghĩa của việc thưởng thức rượu bởi rượu không chỉ cần phải thơm, ngon mà cách ứng xử trong văn hóa uống rượu cũng cần phải đẹp, chẳng thế mà mấy trăm năm về trước các bậc vua chúa lại chọn rượu làng Vân làm thứ để thưởng ẩm trong chốn cung đình quyền quý, cao sang. Chẳng thế mà không chỉ các bậc tiền bối xưa dành lời ca tụng bằng hảo từ “Mỹ tửu” mà những nghệ sỹ nay cũng cảm tác nên những lời hát đắm say:
Sông Cầu đầy, sông Cầu lại vơi, rượu Vân một chén cả đời vẫn say.
Rượu làng Vân chẳng uống mà say, nhớ câu quan họ mơ ngày xa xôi.