Rượu ngô men lá Na Hang

Rượu ngô men lá Na Hang được sản xuất theo bí quyết của người dân tộc Na Hang – Tuyên Quang là một loại rượu không gây hại cho sức khoẻ con người, tạo cảm giác sum họp, ấm cúng, thân mật khi tất cả mọi người quây quần bên bàn rượu. Rượu được nấu kết hợp với nguồn nước đặc biệt từ khe nước, núi đá của vùng núi, có mùi và vị đặc trưng từ ngô và men lá theo phương pháp thủ công, gia truyền.

Rượu ngô men lá Na Hang được sản xuất theo bí quyết của người dân tộc Na Hang – Tuyên Quang là một loại rượu không gây hại cho sức khoẻ con người, tạo cảm giác sum họp, ấm cúng, thân mật khi tất cả mọi người quây quần bên bàn rượu. Rượu được nấu kết hợp với nguồn nước đặc biệt từ khe nước, núi đá của vùng núi, có mùi và vị đặc trưng từ ngô và men lá theo phương pháp thủ công, gia truyền.

Phong tục nấu rượu ở Na Hang đã có từ ngàn đời nay, danh tửu này đã trở thành đặc sản của vùng cao này mà khi nhắc tới Na Hang thì ai cũng phải biết tới rượu ngô men lá . Người dân từ nhỏ đã được ông bà, bố mẹ truyền lại cách nấu rượu, kiếm lá rừng để làm men, ủ rượu. 

Chỉ cần nhấp một chút rượu ngô thôi, bạn sẽ có những cảm giác vô cùng mới lạ. Không cay nồng như những loại rượu ở miền xuôi, không nồng nàn như những chai sâm panh, mà nó mang một hương vị hoàn toàn mới, hương vị ấy là sự pha trộn của núi rừng Na Hang. Cái hương vị thơm mát lan tỏa của rượu ngô từng chút, từng chút được ngấm vào trong cơ thể bạn, khiến bạn có cảm giác như một dòng suối đang chảy trong cơ thể mình.

Để làm ra được chén rượu ngô ngon – tạo nên thương hiệu rượu ngô men lá Na Hang cũng phải trải qua nhiều giai đoạn công phu và tỷ mỷ. Muốn rượu thơm ngon thì đầu tiên phải có loại men hảo hạng, loại men được tổng hợp từ hơn 20 loại lá thuốc quý hiếm, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Mỗi loại cây thuốc đều là các vị thuốc chữa bệnh hoặc bổ dưỡng, cường tráng gân cốt, rất tốt cho sức khỏe con người. Có cây dùng lá, có cây dùng rễ, vỏ, có loại dùng cả cây cả lá. Những cây thuốc này được nhặt hái vào lúc thời tiết khô ráo, sau đó băm, giã nhỏ, trộn đều; một phần đem đun lấy nước vắt lọc bã đem nhào với bột rồi nặn thành quả men (to bằng quả trứng gà), sau đó ủ khoảng 24 giờ (tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, không khí). Khi quả men chuyển màu trắng phau, thơm lừng thì đem phơi khô còn khoảng 1/3 trọng lượng so với lúc chưa ủ là được. Sau thời gian ủ men là đến quy trình chưng cất để cho ra loại rượu ngô đặc sản của núi rừng Na Hang, được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công bố.

Men làm rượu ngô na hang

Nguyên liệu đầu tiên phải kể đến là củ riềng, khi riềng được đào trên rừng về không cần rửa mà đem cạo sạch vỏ, rồi thái thành từng lát mỏng nhỏ để phơi khô. Đến khi giềng khô giòn ta mới đem giã thật nhỏ và sàng lọc lại một lần nữa. Tiếp theo là các loại lá khác nhue lá cây sả, lá mít, nhá heo, vát vẹo, rau răm, trầu không, chá páo, lác tọc, keng nộc kiêu, nhân trần, lác khà, chí ốt, tham chàng, tham ngàm,cán cuông, lá ớt,... toàn những loại lá với những cái tên lạ và khó đọc chỉ nơi đây mới có được.

Công đoạn tiếp theo là người Mông sẽ ngâm gạo trong nước chừng khoảng 1 tiếng, gạo phải là gạo nếp. Bao giờ gạo mềm ra rồi mới ra giã nát. Cùng với đó là những lá rừng sẽ được băm nhỏ, giã và sàng rồi ngâm trong nước. Sau chừng 30 phút ta đem bột gạo và hỗn hợp lá rừng trên trộn đều với nhau.

Công đoạn làm men cầu kỳ là thế nhưng mỗi khi đến giai đoạn này cả nhà người Mông lại có dịp để quây quần bên nhau nặn lên những bánh men, tạo ra bầu không giá ấm cúng trong gia đình. Men ở đây được nắm chặt có hình tròn, men nắm đến đâu là được xếp trên ổ rơm đến đó, khi xong mới tiến hành phủ một lớp chăn mỏng lên để ủ. Thời gian ủ diễn ra chừng khoảng vài ngày bao giờ lớp bông trăng trắng xuất hiện bao quanh bánh men và men có mùi thơm thơm, sờ vào có cảm giác mềm mềm, ướt ướt là lúc đó men đã được.

Ngô được chọn để nấu rượu cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, ngô phải là giống ngô vàng cho hạt đều, không có mối mọt. Nồi ngô được bung trong nồi đồng mất cả nửa ngày trời, những người phụ nữ và trẻ con được giao trọng trách giữ bếp lửa để lửa luôn được cháy đều. Mực nước trong nồi bao giờ cũng phải sấp mặt ngô, đến khi nào ngô nở ra là được.

Khi ngô bung xong được đem đổ ra một cái nong to để ở giữa nhà, phải chờ đến khi ngô nguội ta mới rắc men còn nếu nóng vội coi như là hỏng cả nồi ngô. Men trộn đều với ngô nhiều lần sau đó vun thành đống và dùng một cái chăn to để phủ lên chốc. Cũng giống như men khi nào ngô xuất hiện một lớp màng màu trắng, sờ tay thấy nóng ấm là có thể đem đi ủ. Quá trình ủ được diễn ra trong " phò hạc " tên gọi đê chỉ chiếc chum mà những người phụ nữ Mông lặn lội leo đèo lội suối mua tận từ Cao Bằng về. Không biết do men, do ngô, chum hay do người nấu rượu thổi hồn cả tâm tình vào đó mà rượu uống rất êm và say lòng người.

Đến với Na Hang vùng đất huyền thoại bạn sẽ được hòa nhịp với cuộc sống nơi đây, quý khách sẽ được tiếp đãi ân tình bời tấm lòng nhân hậu của bà con dân tộc, để thưởng thức vị cay nồng hương thơm ngào ngạt của rượu ngô và lai rai với thịt trâu gác bếp, thịt lợn đen, cá sông Gâm.

 

Bình luận của bạn