Rượu sâu chít Điện Biên

Rượu phổ biến và mang tính điển hình nhất cho Điện Biên có lẽ là rượu sâu chít. Nó không phải là tên dân tộc gì, mà là rượu ngâm với con sâu chít (là con sâu nằm trong thân cây chít). Vào mùa chít (khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch), người Thái bán khắp nơi thân cây chít có sâu, còn gọi là Đông trùng hạ thảo. Chẻ thân cây chít ra, sẽ thấy con sâu chít dài khoảng 3 phân, to bằng đầu đũa, có ngấn như tất cả mọi con sâu không có lông khác!!! Theo quan niệm của người Thái, sâu chít là một loại thực phẩm quý hiếm, có tính bổ dưỡng cao.

Lên Điện Biên, bất cứ ai ngoài ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, khoáng đạt nơi đây đều bị một thứ "Đặc sản" khác làm mê mẩn và nhớ mãi không thôi, đó là Rượu.

Không nổi tiếng đến mức phổ biến trong toàn miền Bắc như rượu làng Vân, song nếu bạn là người ham thích uống rượu và khoái tỉ với những món nhậu đặc sản núi rừng thì không thể không thử qua một vài loại rượu "khủng" của người Tây Bắc như rượu Sâu chít, rượu Mông Pê, rượu ong, hay đơn giản chỉ là rượu ngâm táo mèo... Hãy thử tưởng tượng một buổi tối mùa đông miền sơn cước, gió lạnh cùng sương muối có thể cắt nát da trâu bò, thì bạn và tôi cùng những con người của bản ngồi xếp bằng trên nệm bông gạo trong một căn nhà sàn vách còn không kín gió. Hơi lạnh làm mọi người như muốn xích lại gần nhau, và chén rượu trên môi nâng lên chỉ càng thêm ấm áp!

alt

Người Thái Điện Biên cả trai lẫn gái uống rượu đều có tửu lượng rất cao. Phụ nữ Thái có lẽ là những người vợ tốt nhất thế giới trong những cuộc vui chẳng biết giờ tàn. Họ không kêu ca, không tức giận. Trái lại, họ nhiệt tình uống cùng chồng và khi hết rượu, họ sẵn sàng kiếm thêm để tất cả cùng vui! Trong chiếu nhậu, thứ nhiều nhất là rượu. Đồ nhắm chỉ là hàng thứ yếu. Thường là vài món hấp hoặc nướng đơn giản được chấm với "Nậm Pịa". Nậm Pịa là phân non trong ruột bò, dê hoặc lợn, được chế biến theo một cách nào đó để thành một bát nước đen đen, xanh xanh, hôi hôi, đăng đắng. Chỉ một lần chấm Nậm Pịa duy nhất cũng có thể làm bạn cạch đến già, nhưng người Thái lại rất thích món nước chấm này. Họ bảo đó là bí quyết để không bao giờ đau bụng khi ăn đủ thứ hầm bà lằng khi uống rượu. Và có lẽ nhờ thế mà họ có thể uống rượu hết chai nọ đến chai kia mà vẫn.... chả thấy gì!

Uống rượu với người Điện Biên thì không cần cầu kỳ chai lọ, bát đĩa, đồ nhắm. Rượu thường đựng trong chai 65, nút lá chuối khô hoặc kỳ công hơn thì nút một ống nứa nhỏ đục lỗ để khi rót không bao giờ sợ ục. Trong bữa rượu đông người, thậm chí không cần đến chai lọ gì nữa. Rượu đổ thẳng ra bát to để giữa mâm, để ai thích thì cứ tự nhiên múc vào chén mà uống. Uống với người Thái, rất ít khi họ tìm lý do để ép rượu cả. Không phải đợi mời, mà thực sự họ thích được uống, thích cảm giác rượu chảy trong người!!! Đồ nhắm của họ càng đơn giản. Ít lòng luộc, vài con cá nướng hay vài xiên thịt nướng sả ớt cay nồng, thơm nức mũi cũng đủ cho cả chục người nhậu bét xè nhè đến tận gà gáy hôm sau. Người Thái có biệt tài nướng. Đồ nướng của họ khác xa mấy xiên thịt nướng rắc vừng theo kiểu công nghiệp tại hàng quán ven đường Hà Nội. Thịt hay cá nướng của người Thái lúc nào cũng đậm đặc gia vị, là hỗn trộn của vô số loài rau thơm, sả, ớt và mắc khén (thứ hạt tiêu của Tây Bắc), rồi xiên hoặc bọc lá chuối nướng than củi thật lâu, thật kỹ để khi bóc miếng cá, miếng thịt ra, chúng không còn tí nước, tí bở nào mà thật dai, thật khô, thật ngọt, thật cay.... Thơm và ngon vô cùng!!! Thịt, cá nướng mà chấm nước mắm đỏ ớt, cay xè thì thật tuyệt.

Nhưng nói gì thì nói, thứ được quan tâm nhiều nhất không phải là thịt hay cá, là lý do hay bạn nhậu mà chính là Rượu. Hôm nào mà chủ nhà kiếm được rượu ngon, là y như rằng hôm đó cả khách lẫn chủ hát hò, cười nói vang trời, để đến hôm sau thì chả ai nhìn đc ánh mặt trời nữa! Rượu phổ biến và mang tính điển hình nhất cho Điện Biên có lẽ là rượu sâu chít. Nó không phải là tên dân tộc gì, mà là rượu ngâm với con sâu chít (là con sâu nằm trong thân cây chít). Vào mùa chít (khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch), người Thái bán khắp nơi thân cây chít có sâu, còn gọi là Đông trùng hạ thảo. Chẻ thân cây chít ra, sẽ thấy con sâu chít dài khoảng 3 phân, to bằng đầu đũa, có ngấn như tất cả mọi con sâu không có lông khác!!! Theo quan niệm của người Thái, sâu chít là một loại thực phẩm quý hiếm, có tính bổ dưỡng cao.

Bây giờ, người Điện Biên ngâm rượu sâu chít tương đối đơn giản. Sâu sau khi làm sạch các tạp vật, cho vào bình rồi đổ rượu lên,... thế là xong! Sau một thời gian, rượu sâu chít lên màu vàng đục, không đẹp như nước rượu rắn nhưng trông cũng bắt mắt vô cùng. Rượu sâu chít mới nhìn thì thấy cũng bình thường như các thứ rượu gạo vốn có. Cũng chỉ là loại đựng trong chai nước suối có cái màu vàng đục, nhìn vào thấy xác mấy con sâu nằm dưới đáy bình... Cảm giác lạ nhất chỉ là mấy con sâu lạ so với các loại rượu khác. Được cho là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”, sâu chít càng trở thành tâm điểm chú ý khi có khảo cứu khoa học về tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, tráng dương được công bố...

Đối với người dân Tây Bắc, sâu chít là niềm tự hào về sản vật đặc biệt của địa phương mình. Sâu chít chính là một trong những đặc sản thiên nhiên “có một không hai” chỉ có ở một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La.

Rượu sâu chít có tác dụng tốt với cả nam giới lẫn nữ... Thịt sâu chít vốn là món tăng cường sinh lực không chỉ dành cho cánh đàn ông mà với cách chế biến phù hợp, sâu chít còn giúp cải thiện da và sức khoẻ phụ nữ, cho những người thể trạng yếu.

 VnCharm

Nguồn:

http://ruoudantoc.com/ruou-sau-chit-dien-bien

Bình luận của bạn