Thực Phẩm Ăn Liền: Nhu Cầu Và Thách Thức

Thực phẩm ăn liền từ khi mới ra đời đã chứng minh với nhân loại toàn cầu: thức ăn của xã hội văn minh là đây. Theo thời gian, loại thực phẩm này càng “bành trướng” theo hướng phong phú về số lượng, cải tiến hơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng.

Thực phẩm ăn liền từ khi mới ra đời đã chứng minh với nhân loại toàn cầu: thức ăn của xã hội văn minh là đây. Theo thời gian, loại thực phẩm này càng “bành trướng” theo hướng phong phú về số lượng, cải tiến hơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng.

alt

Thế giới trong “cơn bão” của thực phẩm ăn liền

Sản phẩm ăn liền hiện được phân chia thành hai nhóm chính: gốc mì (mì đóng gói) và gốc gạo (miến, phở, cháo đóng gói…). Khi gói mì ăn liền đầu tiên được ra đời vào năm 1958 bởi một người Nhật gốc Hoa Ando Momofuku mà sau này, người ta gọi ông là cha đẻ của mì ăn liền, lịch sử của ngành công nghiệp thực phẩm thế giới chính thức sang trang. Và trong năm 1970, Mỹ cũng như nhiều nước châu Âu khác bắt đầu chú trọng hơn trong việc sản xuất thực phẩm ăn liền bên cạnh các loại fast food hay đồ hộp vốn là “đặc trưng văn hóa” của họ.

Kể từ đó đến nay, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc đổi thay trong ngành thực phẩm ăn liền. Thực phẩm ăn liền theo đó không còn bó buộc trong phạm vi “mì gói” mà có đến hàng trăm loại sản phẩm mới ra đời trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng thức thời nhu cầu của người tiêu dùng. Theo đó, mẫu mã bao bì cũng bắt mắt hơn. Từ gói giấy đơn giản cho đến gói nhựa tiện dụng hay thậm chí là ly, cốc, tô, đĩa với đầy đủ muỗng nĩa, phục vụ nhu cầu ăn uống một lần tại chỗ.

Có thể thấy, chưa bao giờ, nhu cầu về thực phẩm ăn liền của con người trở nên cấp bách như hiện nay. Thế giới đón nhận thực phẩm ăn liền như một xu thế tất yếu của cuộc sống thời công nghiệp mà nếu thiếu nó, mọi “chuẩn mực” sinh hoạt đều bị đảo lộn. Không một quốc gia phát triển nào từ chối thực phẩm ăn liền. Đặc biệt, một số nước còn có khối lượng tiêu thụ rất mạnh. Như Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ sản phẩm ăn liền nhiều nhất thế giới, với gần 50 tỉ gói được bán ra mỗi năm, Indonesia đứng thứ hai với 15 tỉ và Nhật Bản thứ ba với 6 tỉ gói.

Thế nhưng, xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết của con người càng nâng cao thì họ càng yêu cầu gắt gao hơn ở các sản phẩm mà họ sử dụng. Thực phẩm ăn liền dù nhanh, tiện nhưng vẫn không được đánh giá cao ở yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải có những động thái cải tiến để sản phẩm của họ được lòng người tiêu dùng. Nhiều tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới nói chung và thực phẩm ăn liền nói riêng như: Nestle, Tetra Pak, Kraft, Owens-Illinois, Rexam… đã đầu tư quy trình sản xuất hiện đại, khép kín lên đến hàng trăm triệu USD để cho ra những sản phẩm thơm ngon, an toàn nhất cho người tiêu dùng.

Thị trường thực phẩm ăn liền Việt Nam - không nằm ngoài dòng chảy thế giới

Tại Việt Nam, thị trường thực phẩm ăn liền cũng sôi động không kém thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng hợp tác quốc tế, nhiều quy trình chuyển giao công nghệ được triển khai, được các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt. Hiện nay, có gần 50 doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào lĩnh vực này, tổng sản lượng hiện đạt xấp xỉ 6 tỉ gói/năm. Và cuộc cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường đang thực sự diễn ra giữa các “ông lớn” gồm: Gấu Đỏ, Hương Ngọc, A- One, Vifon…

Nếu như trước đây, trong tâm thức người Việt, nhắc đến thực phẩm ăn liền, họ chỉ biết đến sản phẩm mì gói giấy đơn điệu thì nay, chịu ảnh hưởng của thế giới, thị trường thực phẩm ăn liền chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng sản phẩm đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người Việt với bao bì đa dạng và chất lượng vượt trội hơn hẳn. Điều này cũng nằm trong hướng phát triển tương lai, được Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam tổng kết: sản phẩm ăn đang dần “tiệm cận” hơn với thức ăn nấu tại nhà, thơm ngon và bắt mắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đơn cử như với cháo ăn liền, trước đây, cháo ăn liền khi ăn thường có cảm giác bị bột (hồ quánh), gần đây đã xuất hiện nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu “tươi” là 100% hạt gạo tự nhiên cùng công nghệ tiên tiến khiến hương vị cháo ngon như cháo được nấu tại nhà.

Có thể nói, thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đang thực sự bùng nổ trong cuộc chạy đua chinh phục người tiêu dùng của các nhà sản xuất mà tâm điểm là cho ra đời các sản phẩm mới - tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng xu hướng tiêu dùng của tương lai. Vì vậy, sản phẩm nào sớm được sự hỗ trợ của công nghệ cao sẽ càng dễ chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp là, dù với một sản phẩm được bán “đại trà” như thực phẩm ăn liền nhưng chất lượng sản phẩm phải luôn được cải tiến kịp thời…

VnCharm

Nguồn tham khảo:

http://dantri.com.vn/c7/s162-587578/thuc-pham-an-lien-nhu-cau-va-thach-thuc.htm

Bình luận của bạn