Bánh canh Bến Có gia truyền ở Trà Vinh

Hầu hết nguyên liệu tươi đều được quán đặt mua từ chợ khuya. Khi đem về, các anh em trong nhà tự tay rửa thật sạch. Đặc biệt phần bao tử có cách chế biến công phu nhất vì phải qua nhiều công đoạn. Người đầu bếp sau đó sẽ nêm nếm cho vừa miệng với muối, đường, bột ngọt... và không sử dụng bột nêm. Ngoài cách làm sạch nguyên liệu, những người chủ quán bánh canh còn tự làm luôn sợi bánh. Sau đó họ thả vào nồi nước lèo, để bánh canh thấm nước, khi ăn vào miệng có vị thơm, mềm và chút dẻo dẻo.

Sau khi cha mẹ mất, sáu anh chị em một nhà cùng nhau kế nghiệp gánh bánh canh, phát triển dần thương hiệu Bến Có. Ngày thường quán bán từ 500-600 tô, cuối tuần tăng lên khoảng 800. 

Nằm trên quốc lộ 53, ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, bánh canh Bến Có lúc nào cũng tấp nập khách ghé đến. Từ những năm 1980, người mẹ của sáu đứa con mở bán gánh bánh canh trên một vùng đất trũng. Dần dần, bà phát triển lên sạp và đến nay trở thành một quán lớn. 

Sau khi bà mất, sáu người con trong nhà tiếp tục nối nghiệp mẹ, nắm kỹ thuật nấu và phát triển thương hiệu Bến Có. Tô bánh canh Bến Có giá từ 25.000 đến 35.000 đồng, đặc biệt không rau, chỉ có lòng, tim heo xắt nhỏ, thêm một khoanh giò heo cho vào tô và rắc thêm tiêu để thưởng thức.

12285610-10153721766978057-1881592413-n.

Sợi bánh canh cũng được người nhà tự làm, cho vào nồi nước lèo để thấm vị

nước. Ảnh: Thảo Nghi.

Hầu hết nguyên liệu tươi đều được quán đặt mua từ chợ khuya. Khi đem về, các anh em trong nhà tự tay rửa thật sạch. Đặc biệt phần bao tử có cách chế biến công phu nhất vì phải qua nhiều công đoạn. Người đầu bếp sau đó sẽ nêm nếm cho vừa miệng với muối, đường, bột ngọt... và không sử dụng bột nêm. 

Theo chia sẻ của chủ quán, món bánh canh này không có bí quyết, chủ yếu là nêm nếm và chọn nguyên liệu thật ngon. "Ngày xưa mẹ tôi bảo bánh canh cho thêm lòng vào cho đặc biệt, ăn sẽ hấp dẫn hơn", chủ quán nói. 

banh-canh-ben-co-gia-truyen-o-tra-vinh-1

Mỗi ngày quán bán ít lắm là 500 tô và nhiều nhất là 900 tô cho ngày thứ

bảy, chủ nhật. Ảnh: Thảo Nghi

Ngoài cách làm sạch nguyên liệu, những người chủ quán bánh canh còn tự làm luôn sợi bánh. Sau đó họ thả vào nồi nước lèo, để bánh canh thấm nước, khi ăn vào miệng có vị thơm, mềm và chút dẻo dẻo.

Chị Muối - một trong sáu anh chị em cùng bán cho biết: "Trung bình một ngày quán bán từ 500 đến 600 tô, thứ bảy, chủ nhật tăng lên 800 đến 900 tô. Khách đến quán có dân địa phương, khách vãng lai và cả người nước ngoài". Bên cạnh tô bánh canh thơm phức, quán cũng bày bán bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng Trà Vinh. 

Bình luận của bạn