Bún đỏ Đắk Lắk
Bún đỏ là tên gọi theo màu của sợi bún, sợi bún ở trên này giống sợi bánh canh của người miền Trung nhưng to hơn, chắc phải cỡ chiếc đũa, ăn dai giòn. Ban đầu chúng có màu trắng tinh nhưng cho vào nồi nước dùng được nầu từ gạch cua, xương heo và nhất là cho thêm hạt điều để “nhuộm” thì chuyển sang màu đỏ rất bắt mắt.
Đến Tây Nguyên phải thưởng thức bún đỏ
Đến Buôn Ma Thuột mà chưa một lần nếm thử bún đỏ Đắk Lắk – món ăn là niềm tự hào của riêng người dân ở đây thì coi như chưa đi hết thành phố này. Bún đỏ là tên gọi theo màu của sợi bún, sợi bún ở trên này giống sợi bánh canh của người miền Trung nhưng to hơn, chắc phải cỡ chiếc đũa, ăn dai giòn. Ban đầu chúng có màu trắng tinh nhưng cho vào nồi nước dùng được nầu từ gạch cua, xương heo và nhất là cho thêm hạt điều để “nhuộm” thì chuyển sang màu đỏ rất bắt mắt.
Món bún đỏ khá giống với bún riêu cua nhưng gạch cua được làm từ thịt cua, thịt lợn và tóp mỡ xay nhuyễn, thêm rau cải, rau cần với ít giá và không thể thiếu mấy quả trứng cút luộc.
Bún đỏ ở đây bình dị, phổ biến nhưng lại không đi đâu ăn được vào buổi sáng vì người ta chỉ bán tầm 3, 4 giờ chiều đến tận đêm, người ta nói đùa rằng muốn ăn bún đỏ cũng phải canh giờ. Bún đỏ không những ngon, đẹp mắt mà còn rẻ, rất sinh viên, tầm 15 – 20 nghìn là đủ ấm bụng. Đi ngang bất kỳ một hàng bún đỏ nào, từ các con đường lớn như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ, đến các con đường nhỏ hơn, trong hẻm, chợ, trên vỉa hè bên đôi quang gánh hay quanh một chiếc xe đẩy đều dễ thấy cảnh người ăn tấp nập.
Bún đỏ Đắk Lắk là món chỉ tìm thấy ở thành phố Buôn Ma Thuột hơn nữa tìm ăn cũng chẳng khó. Hầu hết những những chố bán thức ăn nhanh, bún, miến, cháo, phở là kiểu gì cũng có bún đỏ, nhưng bún đỏ ngon và nhiều hàng nhất thì phải đi đến đường Phan Đình Giót – Lê Duẩn hay vào các chợ như chợ Tân An, chợ EaTam là chuẩn nhất.