Bún thang Cầu Gỗ

Từ xưa đến nay, phở là món ăn đặc trưng mỗi khi nhắc đến ẩm thực của người Hà Nội. Tuy vậy, với những người sành về ẩm thực Hà thành sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua món bún thang. Bún thang tuy đơn giản nhưng lại rất kỳ công. Nó đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ, cẩn thận và công phu, người ăn phải biết cách thưởng thức, biết cách ăn như thế nào cho ngon, cho đẹp.

Từ xưa đến nay, phở là món ăn đặc trưng mỗi khi nhắc đến ẩm thực của người Hà Nội. Tuy vậy, với những người sành về ẩm thực Hà thành sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua món bún thang.

Bún thang tuy đơn giản nhưng lại rất kỳ công. Nó đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ, cẩn thận và công phu, người ăn phải biết cách thưởng thức, biết cách ăn như thế nào cho ngon, cho đẹp.

Nguyên liệu chính làm nên bát bún thang bao gồm: trứng gà tráng mỏng, lườn gà xé, giò lụa thái sợi rải đều trên nền bún trắng. Bún được dùng phải là loại bún mềm sợi nhỏ, khi cho ra bát không được chần lâu. Bát bún thang hấp dẫn bởi màu vàng của trứng tráng mỏng thái chỉ tơ, phớt hồng của giò lụa, màu trắng của thịt lườn và màu vàng của da gà.

alt

Ngoài ra còn có củ cải khô, nấm hương, hành hoa và rau răm thái nhỏ. Nuớc dùng phải là loại nước trong, ninh từ xương gà và tôm he, nóng chan vừa bát. Các gia vị ăn kèm bún thang như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu... và đặc biệt không thể thiếu đi được chút mắm tôm.

Có thể nói, mắm tôm là nét duyên ngầm của món ăn này. Thiếu mắm tôm, sự tinh túy của bún thang đã bị giảm đi đáng kể. Và sẽ vô cùng thiếu sót nếu viết về bún thang Hà Nội mà không nhắc đến phần đặc biệt nhất của nó: tinh dầu cà cuống. Chỉ cần một chút đầu tăm điểm vào bát bún thang sẽ dậy mùi thơm đặc biệt.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của đô thị thì ngày nay, rất nhiều người cho rằng không tìm thấy những quán bún thang ngon như ngày xưa nữa. Trên phố cổ có rất nhiều quán bán bún thang, nhưng theo thời gian thì hương vị cũng mất dần.

Dọc con phố Cầu Gỗ là hàng chục quán bán bún thang tấp nập đêm ngày. Nói về chất lượng thì cũng thật khó để có thể khẳng định hàng nào ngon hơn. Thế nhưng người Hà Nội chỉ quen dùng bún ở 2 cửa hàng số 32 và 48 Cầu Gỗ. Đó đều là những hàng bún có thâm niên hàng chục năm trong nghề, đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân Hà Nội.

Bằng kinh nghiệm và sự khéo léo, các chủ quán nơi đây đã chế ra thứ nước dùng bún thang thơm ngon thanh khiết vô cùng. Còn bí quyết, đôi khi chỉ đơn giản nằm trong vài khâu rất nhỏ.

Kể đến ở đây như nước dùng được hầm từ xương và phải chuẩn bị từ tối hôm trước, sau đó cho vào tủ lạnh để đông lại rồi sáng hôm sau đem bỏ hết phần mỡ đông phía trên đi, chỉ lấy phần nước còn lại. Hay khi ninh phải chú ý kiểm soát ngọn lửa luôn ở mức độ vừa phải, không được vì muốn nhanh mà đun to lửa.

Như vậy sẽ làm hỏng cả một bát bún cầu kỳ. Chỉ vậy thôi cũng đủ để làm nên thương hiệu Bún thang Cầu Gỗ, thu hút thực khách gần xa.

VnCharm

Nguồn:

http://tapchi.guu.vn/10-hang-quan-tham-nien-tren-10-nam-co-tieng-o-ha-noi-0Z5QtDyCcizNN.html

Bình luận của bạn