Mì Quảng món ăn dân dã nhưng độc đáo

Ở phố cổ Hội An có rất nhiều món ăn đặc sản mang tính phố thị như: Cao lầu, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc… Trong đó, Mì Quảng tuy là món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn và ngon miệng.

Ở phố cổ Hội An có rất nhiều món ăn đặc sản mang tính phố thị như: Cao lầu, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc… Trong đó, Mì Quảng tuy là món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn và ngon miệng.

Mì Quảng được làm từ gạo và có nguồn gốc xuất phát từ xứ Quảng Nam. Ðể làm mì, người ta dùng gạo ngâm nước cho mềm, đem xay thành nước bột mịn, vừa trùng (không đặc không lỏng) pha thêm ít phèn sa để cho sợi mì giòn, cứng rồi đem tráng thành lá mì. Khi chín vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ lớp dầu cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi. Nước nhưn (nhân) mì tiếng địa phương còn gọi là nước lèo - được làm bằng tôm, thịt heo, hoặc bằng thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò… rất là đa dạng.

alt

Mì quảng được du khách thường hay chọn để thưởng thức khi đến với Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng. Ðối với nhưn thịt gà thì sau khi đã làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ trộn ớp với tiêu, hành, tỏi, đa lên bếp tô cho thấm, rồi nấu thêm với các loại cà chua, thơm hành đến khi chín thành nước lèo. Nước nhưn mì không cần nhiều màu mè, không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt. Cái ngọt này đặc biệt khác với vị ngọt của nước phở nấu bằng xương bò, nước lèo của bún hầm xương heo.

Để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng ở Hội An, ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng “tông”. Chỉ có rau ở vùng này mới thể hiện hết cái mùi vị hương thơm: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn ở thành thị đến các hàng quán ở thôn quê, nhưng thú hơn cả vẫn là những quán mì bên các hè phố rêu phong. Du khách xa nay vẫn thích thế, họ không những ngồi thưởng thức những món ăn mà họ còn muốn ngồi trong không gian phố vắng yên tĩnh, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ kính, mái ngói âm dương san sát, tạo cho họ một bữa ăn ý vị.

Những quán mì trước đây thường bày trí những chiếc bàn con, ghế đẩu (loại ghế nhỏ, thấp, không có dựa phía sau), trên bàn mấy ống đũa tren đơn sơ, vài lọ nước mắm, dấm chua và đĩa chanh cắt lát. Từ phía sau nồi nước lèo bốc khói, mùi thơm toả ngát, khiến cho ngời ăn nóng lòng muốn nếm thử.

Những quán mì trước đây thường bày trí những chiếc bàn con, ghế đẩu (loại ghế nhỏ, thấp, không có dựa phía sau), trên bàn mấy ống đũa tren đơn sơ, vài lọ nước mắm, dấm chua và đĩa chanh cắt lát. Từ phía sau nồi nước lèo bốc khói, mùi thơm toả ngát, khiến cho ngời ăn nóng lòng muốn nếm thử.

Một tô mì ngon thì phải hội đủ các mùi thơm của rau, vị béo của thịt, của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng, vị cay của ớt, tất cả những mùi ấy hợp lại toả ra một mùi hương thơm, khoái khẩu lạ thường. Người sành ăn khi bưng tô mì trên tay, vừa ăn vừa nhấm nháp vừa thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực dân dã độc đáo của phố cổ.

VnCharm

Nguồn

www.quangnam.sanphamdulich.vn/dac-san-my-quang

Bình luận của bạn