Về Sóc Trăng ăn mì sụa

Mì sụa là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa vùng quê Sóc Trăng. Sau đó, nó giao thoa và lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trong vùng. Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng, thường to hơn so với các loại mì khác.

Mì sụa là món ăn đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng quê Sóc Trăng.

Trước khi các loại mì gói phổ biến trong bữa điểm tâm của người dân quê miền Tây Nam bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng như hiện nay, bà con đã quen với những tô mì sợi, trong đó, ngon nhất phải kể đến mì sụa. Đây là món ẩm thực đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng đất này.

Mì sụa là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa vùng quê Sóc Trăng. Sau đó, nó giao thoa và lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trong vùng. Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng, thường to hơn so với các loại mì khác.

Mì sụa có hai loại: loại mặn và loại không mặn. Mỗi loại chế biến thành các món ăn khác nhau như mì sụa mặn, ngon nhất khi xào, còn mì sụa ngọt dùng để nấu chè.

Cách chế biến món mì sụa xào cũng khá đơn giản. Mì được nhúng sơ qua nước nóng và đem xào chung với các loại rau, nấm và các loại hải sản hay thịt heo, thịt gà; chấm với nước tương hoặc nước mắm chanh ớt tùy khẩu vị. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị dai, giòn của mì hòa cùng vị béo, ngọt của thịt. Bên tô mì luôn có tô nước súp đi kèm.

Còn mì sụa ngọt thường được nấu chè với trứng gà luộc. Món ăn sẽ có vị ngọt rất lạ miệng, được dùng trong những bữa tiệc mừng sinh nhật với hàm ý: màu đỏ của lòng đỏ trứng gà là lời chúc cho cuộc sống thêm may mắn, trọn vẹn.

Bình luận của bạn